Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaAn toàn hạt nhân: TQ đang tuyên truyền, đánh lừa cộng đồng...

An toàn hạt nhân: TQ đang tuyên truyền, đánh lừa cộng đồng quốc tế

Trung Quốc là “một trong những quốc gia sử dụng cũng như đảm bảo an toàn điện hạt nhân hàng đầu trên thế giới”. Hiện nước này đang có 47 tổ máy đang hoạt động – đứng thứ 3 thế giới, 11 tổ máy đang xây dựng – đứng số 1 thế giới. Phần lớn các tổ máy điện hạt nhân của Trung Quốc sử dụng công nghệ thế hệ 3 và đến nay Trung Quốc chưa có sự cố điện hạt nhân nào vượt quá mức II theo phân cấp sự cố INES của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (3/9) công bố Sách Trắng “An toàn hạt nhân tại Trung Quốc”, trong đó giải thích về những quy tắc và chính sách cơ bản của Trung Quốc trong lĩnh vực này, chia sẻ các khái niệm và thực tiễn theo quy định, đồng thời khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh thúc đẩy quản lý an toàn hạt nhân toàn cầu, cũng như những hành động mà nước này đã áp dụng để đạt được mục tiêu.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Môi trường sinh thái Trung Quốc Lưu Hoa cho biết, Sách Trắng đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về an toàn hạt nhân có những đặc điểm nổi bật như, thể hiện một cách tổng thể quan điểm về an toàn hạt nhân của Trung Quốc, lược lại toàn bộ chính sách, pháp quy về an toàn hạt nhân cũng như những nỗ lực của nước này trong việc phát triển và bảo vệ an toàn hạt nhân. Ông Lưu Hoa nhấn mạnh, Trung Quốc là một trong những quốc gia sử dụng cũng như đảm bảo an toàn điện hạt nhân hàng đầu trên thế giới. Hiện nước này đang có 47 tổ máy đang hoạt động – đứng thứ 3 thế giới, 11 tổ máy đang xây dựng – đứng số 1 thế giới. Phần lớn các tổ máy điện hạt nhân của Trung Quốc sử dụng công nghệ thế hệ 3 và đến nay Trung Quốc chưa có sự cố điện hạt nhân nào vượt quá mức II theo phân cấp sự cố INES của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Sách Trắng về an toàn hạt nhân của Trung Quốc khoảng 11.000 chữ. nội dung của Sách Trắng được chia thành 6 phần: theo đuổi chiến lược an toàn hạt nhân hợp lý, điều phối và cân bằng; xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý về an toàn hạt nhân; đảm bảo điều tiết hữu hiệu an toàn hạt nhân; duy trì an toàn cấp độ cao; cùng xây dựng và chia sẻ an toàn hạt nhân; xây dựng một cộng đồng tương lai chung vận mệnh vì an toàn hạt nhân. Trong đó nhấn mạnh, “Trung Quốc luôn được coi an toàn hạt nhân là trách nhiệm quốc gia quan trọng, và đã tích hợp an toàn hạt nhân vào toàn bộ quá trình phát triển cũng như sử dụng năng lượng hạt nhân”; khẳng định trong 70 năm qua, ngành hạt nhân của Trung Quốc đã từ không phát triển ổn định và hình thành một hệ thống hoàn chỉnh, qua đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống của nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao.

Được biết, Trung Quốc hiện có 11 nhà máy đang hoạt động (8.6 GWe), 7 nhà máy đang xây dựng, 24 trong dự án, 76 đang đề xuất, ngoài ra còn có 24 lò phản ứng nghiên cứu. Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong việc xây dựng những nhà máy điện hạt nhân mới, trong đó nhiều nhà máy được bảo đảm về tiến độ và ngân sách. Trong khi đó, nhu cầu về điện của Trung Quốc tăng trên 8% mỗi năm. Nhu cầu lớn nhất là ở tỉnh Quảng Đông, nằm kề với Hong Kong, nơi điện năng có cầu cao hơn cung rất nhiều. Kế hoạch nhà nước đặt ra 50 GWe vào năm 2020, như vậy mỗi năm cần bổ sung trung bình 3.500 MWe. Mục têu dài hạn là năm 2050 đạt 240 GWe. Trung Quốc đã xây dựng một lò phản ứng trình diễn nhỏ, tiên tiến ở nhiệt độ cao, làm lạnh bằng khí gas dùng tầng nhiên liệu dạng sôi (pebble bed fuel), vận hành từ năm 2000. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc dự kiến tăng công suất phát điện lên 58 GWe với hơn 30 GWe đang xây dựng cho tới 2020. Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành 17 lò phản ứng hạt nhân mới trong giai đoạn 2002-2013 và khoảng 30 lò phản ứng hiện đang được xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng vào cuối năm 2014, bao gồm 4 tổ máy AP1000 của Westinghouse đầu tiên trên thế giới và một nhà máy với lò phản ứng nhiệt độ cao làm mát bằng khí. Nhiều hơn nữa các nhà máy đã được lên kế hoạch, và việc xây dựng sẽ được bắt đầu trong vòng khoảng 3 năm. Trung Quốc đang bắt đầu tiếp thị xuất khẩu một thiết kế lò phản ứng tỷ lệ nội địa hóa cao. Việc nghiên cứu và phát triển về công nghệ lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc không hề thua kém các nước khác.

Đáng chú ý, các chuyên gia của Nga cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng trong lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc đã không còn là “con hổ giấy” và rất có thể quốc gia này sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới với khoảng cách không mấy xa so với Nga hay Mỹ. Chuyên gia IMEMO Vladimir Dvorkin cho biết: “Chương trình hạt nhân và tình hình lực lượng hạt nhân quốc gia được Trung Quốc bưng bít ở mức và bảo mật cao nhất”. Bấy lâu nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định sở hữu kho vũ khí hạt nhân không lớn và không thể so sánh với tầm mức của Nga hay Mỹ. Trong khi đó, việc duy trì bí mật hoàn toàn được giới chức nước này lý giải là do kích thước nhỏ và những điểm yếu. Nhưng các chuyên gia nước ngoài lại cho rằng, sự giấu diếm này của Trung Quốc là để che giấu tiềm năng lớn tới mức dư thừa về năng lực hạt nhân. Các chuyên gia đã dẫn những dữ liệu mới nhất trong đó có cả những số liệu dựa trên cơ sở thông tin tình báo, cho biết, đến cuối năm 2011 Trung Quốc đã đạt sản lượng khoảng 40 tấn uranium cấp độ vũ khí và khoảng 10 tấn plutonium quân sự. Những khối lượng nguyên liệu này đủ để Trung Quốc chế tạo 1.800 đầu đạn hạt nhân với hơn 50% có thể dành cho các hoạt động triển khai nhanh. Số liệu này cho phép ông Vladimir Dvorkin, người trước khi nghỉ hưu từng phụ trách vấn đề vũ khí hạt nhân chiến lược của Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố: “Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc lớn gấp 2-3 lần so với giới chuyên gia xác nhận. Những đánh giá đã có, đặc biệt là đánh giá của Viện nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển cung cấp chỉ số bị hạ thấp đáng kể so với thực tế”.

Giới chuyên gia về hạt nhân cảnh báo, việc đánh giá thấp tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc là một sai lầm. Đặc biệt, nếu căn cứ vào những nỗ lực hòng chiếm ưu thế quân sự không chỉ liên quan đến vấn đề lãnh thổ và hải phận tiếp giáp biên giới. Tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh được chứng minh bằng các cuộc khảo sát hải quân trên những đại dương cũng như sự tìm kiếm thành trì quân sự ở các vùng xa xôi, chẳng hạn tại Ấn Độ Dương. Các chuyên gia Nga còn lưu ý rằng Trung Quốc đã và đang tuần tự thực hiện việc tăng tầm cỡ và cải tiến các tên lửa chiến lược, tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động. Đặc biệt các loại tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động còn được cung cấp cả đầu đạn hạt nhân.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố Sách Trắng về an toàn hạt nhân của nước này. Sách Trắng được công bố trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang và đối tượng cấm vận của Mỹ bắt đầu lan sang các công ty năng lượng của Trung Quốc. Hôm 14/8 vừa qua, Mỹ đã đưa Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc và 3 công ty liên doanh vào danh sách đen với lý do công ty của Trung Quốc tiếp nhận công nghệ của Mỹ rồi sau đó sử dụng cho mục đích quân sự.

Trước đó, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump (10/2018) cũng đã thông qua quyết định sẽ hạn chế bán công nghệ hạt nhân sử dụng trong lĩnh vực dân sự cho Trung Quốc vì lo ngại rằng Bắc Kinh đang chuyển mục đích sử dụng các công nghệ này sang lĩnh vực quân sự và các lĩnh vực trái phép khác. Một quan chức chính phủ Mỹ khẳng định Trung Quốc “đang tích cực theo đuổi các công nghệ hạt nhân tiên tiến của Mỹ và chuyển mục đích sử dụng sang lĩnh vực quân sự, cụ thể là trong việc phát triển hệ thống tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba, phát triển tàu sân bay và trong việc sử dụng các nền tảng năng lượng hạt nhân mang tính chiến lược kép, chẳng hạn các lò phản ứng hạt nhân nhỏ kiểu môđun và các nhà máy năng lượng hạt nhân nổi có thể triển khai ở Biển Đông”. Phía Mỹ khẳng định Washington biết rõ Bắc Kinh đang sẵn sàng sử dụng năng lượng hạt nhân trên các thực thể đã bị Trung Quốc chiếm giữ, bồi lấp, xây dựng trái phép thành các đảo nhân tạo ở Biển Đông. “Chúng tôi biết rằng Trung Quốc đang phát triển các cơ sở năng lượng để phục vụ các đảo này và cho các tàu phá băng chạy bằng điện hạt nhân, đồng thời đưa các nhà máy năng lượng hạt nhân nổi ra biển để có thể triển khai bất kỳ phương tiện nào thích hợp”. Xuất phát từ vấn đề trên, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump (10/2018) đã thông qua quyết định sẽ hạn chế bán công nghệ hạt nhân sử dụng trong lĩnh vực dân sự cho Trung Quốc vì lo ngại rằng Bắc Kinh đang chuyển mục đích sử dụng các công nghệ này sang lĩnh vực quân sự và các lĩnh vực trái phép khác. Chính sách mới này của Mỹ được thông báo sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Phía Mỹ ban hành các hướng dẫn thực hiện chính sách đối với tất cả đối tượng liên quan, bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ đang diễn ra, chuẩn bị diễn ra hay các kế hoạch chuyển giao trong tương lai giữa các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry, Mỹ không thể phớt lờ các tác động đến an ninh quốc gia trước khả năng Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ hạt nhân cho các mục đích bên ngoài các lĩnh vực đã ký kết trong thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Mỹ, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các rủi ro trong dài hạn đối với an ninh quốc gia của Mỹ và các lợi ích về kinh tế, cũng như những ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ. Mỹ đặc biệt lưu ý đến các hợp đồng liên quan công nghệ được sử dụng cho tàu ngầm, tàu sân bay và các lò phản ứng hạt nhân nhỏ kiểu môđun có thể được sử dụng trong các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân nổi trên Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ (16/8/2018) công bố Báo cáo thường niên mang tên “Phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc”, trong đó cho biết “Trung Quốc dự định đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi tới cung cấp điện cho các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Hoạt động này được cho là sẽ bắt đầu trước năm 2020”. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Bắc Kinh đã hoàn thành cơ sở hạ tầng trên bộ ở 4 tiền đồn chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm đá Gạc Ma, đá Ken Nan, đá Ga Ven và đá Châu Viên. Sau khi Trung Quốc tuyên bố đã ngừng hoạt động bồi lấp và cải tạo trái phép (làm tăng thêm 12.94 km2 diện tích trên 7 thực thể chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Bộ quốc phòng Mỹ cho biết Bắc Kinh có thể đặt trạm hạt nhân để cấp năng lượng cho các thực thể này.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tìm cách biện minh cho hành động của mình ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (18/8/2018) đã bác bỏ báo cáo này của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng Washington đang đưa ra những lời bình luận vô trách nhiệm về sự phát triển quốc phòng của Bắc Kinh, khẳng định Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình và chính sách quốc phòng mang bản chất phòng vệ; ngang ngược cho rằng “mọi hành động của Trung Quốc trên biển Đông “là hợp pháp và không thể tranh cãi”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (17/8/2018) ngang nhiên cho rằng Trung Quốc “kiên quyết phản đối báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về các hoạt động quân sự và an ninh của Trung Quốc”, “cho rằng báo cáo này đã giải thích sai lệch về mục tiêu chiến lược của Trung Quốc và thổi phồng cái gọi là “mối đe dọa quân sự Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới