Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhilippines chuẩn bị biên chế hai tàu hộ vệ tên lửa hiện...

Philippines chuẩn bị biên chế hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại tuần tra Biển Đông

Truyền thông Philippines cho biết, Manila chuẩn bị biên chế hai tàu hộ vệ tên lửa hiệnBRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150)triển khai làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông trong tương lai.

Theo thông tin trên, tàu hộ vệ tên lửa hiện BRP Antonio Luna (FF-151) sẽ được hạ thủy tại Hàn Quốc vào ngày 8/11. Phó Đô đốc hải quân Philippines Robert Empedrad cho biết, lễ hạ thủy tàu BRP Antonio Luna (FF-151) sẽ được tổ chức tại nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai (HHI) ở Ulsan, Hàn Quốc. Trước đó, Hyundai cho tiến hành lễ hạ thủy tàu hộ vệ BRP Joser Rizal (FF-150) cho hải quân Philippines. Dự kiến, quá trình Hàn Quốc chuyển giao hai tàu hộ vệ tên lửa cho Philippines sẽ diễn ra vào năm 2020.

Tư lệnh quân đội Philippines Benjamin Madrigal Jr và Phó Đô đốc hải quân Philippines Robert Empedrad từng chia sẻ, hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) có thể sẽ được sử dụng để làm nhiệm vụ tuần tra đặc biệt là ở biển Tây Philippines (khu vực Manila dùng để gọi một phần phía đông của Biển Đông).

Cả hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) của hải quân Philippines đều được thiết kế dựa trên mẫu tàu hộ vệ đa nhiệm lớp HDF-3000 (Incheon/FFX-I) của hải quân Hàn Quốc. Theo đó, các tàu của hải quân Philippines sẽ được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm và pháo điều khiển từ xa SMASH 30mm. Bên cạnh đó, các tàu còn mang theo tên lửa đất đối không và đất đối đất, ngư lôi cùng dàn phóng tên lửa. Mỗi tàu có sức chở hơn 100 sĩ quan và thủy thủ đoàn. Sàn tàu có khả năng phục vụ hoạt động của một trực thăng hải quân có trọng lượng 12 tấn. Một nhà chứa máy bay trên tàu cũng đủ rộng để chứa trực thăng. Tốc độ di chuyển tối đa của tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) là 25 knot. Phạm vi hoạt động của hai tàu là 4.500 hải lý khi di chuyển với tốc độ 15 knot. Thời gian hoạt động trên biển của hai tàu chiến Philippines là 30 ngày.

Trước đó, Hải quân Philippines chính thức tiếp nhận tàu hộ tống (lớp Pohang) BRP Conrado Yap do Hàn Quốc trao tặng. BRP Conrado Yap được đánh giá là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Philippines. BRP Conrado Yap dài 88,3m, trục ngang 10m, độ mớn nước 2,9m; khi đầy tải, trọng lượng của con tàu vào khoảng 1.216 tấn. Nó có thể chở theo một thủy thủ đoàn gồm 118 người và hoạt động liên tiếp trong 20 ngày; được trang bị 2 tuabin khí, con tàu có thể đạt tốc độ tối đa là 59 km/h với tầm hoạt động lên tới 7.400 km. Hệ thống vũ khí được trang bị trên BRP Conrado Yap gồm 2 khẩu pháo OtoMelara 76mm, 2 khẩu pháo Otobreda 40 mm, 2 ống phóng ngư lôi giúp tàu có khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không mạnh mẽ.

Trong những năm gần đây, Philippines đang thực hiện chương trình hiện đại hóa toàn diện quân đội trong đó có lực lượng hải quân. Một phần trong chương trình đó là việc mua sắm các tàu khinh hạm mới có trang bị tên lửa, tuy nhiên việc mua sắm các tàu này hiện vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có bước tiến triển mới. Philippines cũng dự định lắp tên lửa chống hạm Harpoon lên tàu chiến lớp Hamilton mua của Mỹ, nhưng cũng giống như dự định lắp tên lửa Harpoon lên tàu chiến “siêu cổ” BRP Rajah Humabon (PF-11) cách đây hơn 10 năm, kế hoạch này vẫn chưa thực hiện. Philippines còn dự định mua 2 tàu đổ bộ cỡ lớn của công ty PT PAL (Indonesia). Đối với một quốc gia bao quanh là biển và vô số đảo, tàu đổ bộ rất cần thiết với hải quân Philippines. Tuy nhiên, sở hữu tàu đổ bộ nhưng đội tàu hộ tống quá yếu thì các tàu đổ bộ này cũng chỉ là món mồi ngon cho đối phương.

Được biết, Hải quân Philippines biên chế khoảng 100 tàu các loại nhưng chiếm số đông đều là tàu chiến “cao tuổi”, hỏa lực yếu ớt (không có tàu tên lửa và tàu khu trục). Trong số 3 tàu khinh hạm của mình, hải quân Philippines có 2 tàu lớp Hamilton, mặc dù có lượng giãn nước hơn 3.250 tấn nhưng hỏa lực mạnh nhất của tàu chỉ là pháo hạm OTO Melara 76mm. Tình trạng đội tàu hộ tống của hải quân Philippines còn “thảm” hơn khi mà đa phần trong số đó là các tàu chiến từ thời chiến tranh thế giới lần thứ 2, trang bị hỏa lực là pháo hạm điều khiển bằng tay. Ngoài ra, Hải quân Philippines vẫn còn duy trì các tàu đổ bộ tăng (LST) được Mỹ đóng từ thế chiến II.

RELATED ARTICLES

Tin mới