Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaThêm bằng chứng về mối đe doa đối với tự do hàng...

Thêm bằng chứng về mối đe doa đối với tự do hàng hải ở Biển Đông từ các hành vi của tàu thuyền TQ

Báo chí Philippines vừa đưa thêm nhiều bằng chứng để củng cố chứng cứ khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông đang bị đe doạ nghiêm trọng do các hành vi của tàu thuyền Trung Quốc gây ra.

Theo tờ Rappler và Phil Star dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết cơ quan này đang tiến hành xác minh thông tin một tàu chở dầu của Hy Lạp do thủy thủ đoàn người Philippines điều khiển bị một chiến hạm Trung Quốc phát lời cảnh báo và yêu cầu không lại gần khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Theo nhiều nguồn tin, tàu chở dầu thô đăng ký ở Liberia và thuộc sở hữu của Hy Lạp mang tên Green Aura đang trên hành trình di chuyển tới Trung Quốc từ Thái Lan và đi qua biển Tây Philippines (khu vực Manila dùng để gọi một phần phía đông của Biển Đông) vào ngày 30/9 thì bị một tàu chiến Trung Quốc ngăn cản không cho lại gần bãi cạn Scarborough. Cụ thể, tàu chiến Trung Quốc liên tiếp yêu cầu thuyền trưởng người Philippines điều khiển tàu chở dầu thay đổi hải trình. Tuy nhiên, tàu Green Aura vẫn duy trì hướng đi đã định và tiến vào khu vực cách bãi cạn Scarborough 11 km. Thuyền trưởng Philippines cho biết, khi ông liên lạc qua radio để hỏi vì sao phải thay đổi hải trình, tàu chiến Trung Quốc đã nhắc tới lý do an toàn và khẳng định Trung Quốc có quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough. Song thuyền trưởng Philippines trả lời rằng, tàu chở dầu di chuyển vô hại qua khu vực này. Thuyền trưởng của tàu chở dầu Green Aura cho biết thêm, khi ông quyết định duy trì hướng di chuyển của con tàu, chiến hạm Trung Quốc đã lại gần, cản đường cũng như bám đuôi con tàu. Đây là hành động vi phạm các quy định hàng hải, theo thuyền trưởng người Philippines.

Tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên bị chỉ trích đã tìm cách gây nguy hiểm để đe doạ, ngăn cản hoạt động đi lại tự do của các nước ở Biển Đông. Những mục tiêu của Trung Quốc nhắm đến là tàu cá, tàu hàng thậm chí là tàu hải quân của các nước hoạt động ở Biển Đông. Thậm chí nhiều vụ việc, các tàu Trung Quốc còn ngang nhiên ngăn cản, xuôi đuổi tàu thuyền của các nước ngay trong vùng biển của họ. Đối với Philippines, số vụ tương tự như trên xảy ra nhiều quanh bãi cạn Scarborough. Bãi cạn này nằm cách bờ biển phía Tây Bắc của Philippines khoảng 230 km. Đây là nơi xảy ra vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines vào tháng 4/2016. Sau đó, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough và xua đuổi ngư dân Philippines tới đánh bắt ở ngư trường truyền thống. Trong khi đó, phán quyết hồi năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế The Huage, Hà Lan cũng đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.

Đối với Việt Nam, tàu thuyền Trung Quốc thường ngăn cản tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt trong các ngư trường truyền thống của họ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều vụ việc nghiêm trọng khi tàu Trung Quốc xuôi đuổi và đâm chìm táu cá của Việt Nam, thậm chí là không cho ngư dân Việt Nam tiếp cận để cứu nạn các tàu khác gặp nạn. Gần đây nhất, hôm 5/10, tại khu vực cách tỉnh Khánh Hòa 112 hải lý, ba tàu Trung Quốc truy đuổi tàu cá Bình Định số hiệu 91386, không cho đánh bắt. Trước đó hôm 1/10, một tàu Trung Quốc đã từ chối cứu hộ 12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá lâm nạn ở Hoàng Sa, vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước. Hồi tháng 3 vừa qua, một tàu Trung Quốc đã đâm và đánh chìm một tàu cá Việt Nam từ Quảng Ngãi khi tàu này đang đánh bắt ở nơi được coi là ngư trường truyền thống của họ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc đền bù thích đáng cho ngư dân Việt Nam.

Đối với Mỹ và các nước, Trung Quốc thường cử tàu thuyền theo dõi, ngăn cản hoạt động tuần tra hàng hải, diễn tập, “di chuyển vô hại” ở Biển Đông. Đỉnh điểm là vụ tàu Trung Quốc áp sát cự ly nguy hiểm đối với tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 10/2018. Khi đó, tàu khu trục Type 052C lớp Luyang II của Trung Quốc đã có hành động áp sát nguy hiểm với tàu khu trục USS Decatur (DDG-73), lớp Arleigh Burke gần Trường Sa. Đại tá Charles Brown, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ trích tàu Trung Quốc có “hành động không an toàn và thiếu chuyên nghiệp trên Biển Đông”. Cụ thể, tàu Type 052C “gây hấn với với cấp độ tăng dần, đồng thời phát cảnh báo yêu cầu tàu USS Decatur rời khỏi khu vực”. Tiếp đó, tàu khu trục của Trung Quốc đã tới gần trước mũi tàu Mỹ. Có thời điểm hai tàu chiến chỉ cách nhau hơn 40 m. Thuyền trưởng tàu USS Decatur sau đó ra lệnh cho tàu đổi hướng tránh va chạm.

RELATED ARTICLES

Tin mới