Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBắc Kinh tìm cách mở rộng hợp tác đầu tư thương mại...

Bắc Kinh tìm cách mở rộng hợp tác đầu tư thương mại với châu Âu nhằm đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, hai bên chưa đạt tiến triển đáng kể nào, để hạn chế những tác động tiêu cực và tạo thế mặc cả với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng quan hệ và cơ hội làm ăn với các nước châu Âu.

Với Pháp, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thổng Macron (4-6/11), Trung Quốc đã tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế với Paris, hai bên đã ký kết từ gần 40 thỏa thuận hợp tác. Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết hai nước đạt được Hiệp định đầu tư Trung Quốc – EU thông qua đàm phán, đồng thời nhấn mạnh, giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cần sự tin cậy, giữa hai bên không có những xung đột đợi ích căn bản. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU lần thứ 21 tổ chức tại Brussels (Bỉ) hổi tháng 4 năm nay, hai bên đã ra Tuyên bố chung với cam kết sẽ đạt “tiến triển mang tính quyết định” cần thiết để đạt được Hiệp định đầu tư Trung Quốc – EU với trình độ cao hơn vào năm 2020. Trung Quốc nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ đối với việc châu Âu phát huy vai trò tích cực và quan trọng hơn trong các sự vụ quốc tế. Trong chuyến thăm Pháp và chủ trì Hội nghị lần thứ 5 cơ chế giao lưu nhân văn cấp cao giữa hai nước (23/10), Ngoại trưởng Trung cũng hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Édouard Philippe và có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Macron. Trong bối cảnh chính quyền Trump bắt đầu tiến trình rút khỏi thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu, Pháp và Trung Quốc hôm 6/11 đưa ra “lời hiệu triệu Bắc Kinh”, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học. Cả hai nước cũng kịch liệt phản đối quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của Mỹ. “Lựa chọn cá biệt của một quốc gia không thể thay đổi cục diện thế giới. Nó chỉ dẫn đến sự cô lập”, Tổng thống Macron nói.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Trung Quốc hồi tháng 1/2018, Macron đã hứa sẽ trở lại mỗi năm trong một nỗ lực tạo “sự tin tưởng lẫn nhau”. Ông Tập sau đó công du đến Pháp, khi Trung Quốc ký thỏa thuận mua 300 máy bay từ tập đoàn Airbus của châu Âu hồi tháng 3/2019. Tại Bắc Kinh, Macron đã miêu tả những căng thẳng gần đây ở vùng Vịnh là “tác động tiêu cực của việc không tôn trọng một thỏa thuận đa phương… Sai lầm của Mỹ là đơn phương rời bỏ thỏa thuận. Quan hệ song phương mạnh mẽ có hiệu quả hơn việc thúc đẩy chủ nghĩa đơn phương”, ông Macron nói, ca ngợi sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc xoa dịu căng thẳng khi các nước châu Âu đang nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran. “Trung Quốc và Pháp sát cánh cùng các nước châu Âu và Nga. Chúng tôi tin rằng nên tăng cường các nỗ lực chung để đưa Iran trở lại với thỏa thuận”, Tổng thống Pháp cho biết.

Với Hy Lạp, trong chuyến công du Athens của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (10/11), Trung Quốc tập trung thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với Hy Lạp. Đây là chuyến thăm Hy Lạp đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc trong 11 năm qua. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos và Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết một số văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, vận tải biển và năng lượng. Báo Kathimerini của Hy Lạp ngày 10/11 dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh “nhiệm vụ của chúng ta là nâng cấp một cách vững chắc quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực bằng việc đi sâu vào những lĩnh vực hiện có và mở rộng phạm vi đầu tư”. Trước đó, phát biểu trên đài phát thanh Thema hôm 7/11 vừa qua, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias cho rằng quan hệ với Hy Lạp là một ưu tiên đối với Trung Quốc. Theo ông Dendias, Trung Quốc mạnh dạn vẫn đầu tư vào Hy Lạp khi quốc gia châu Âu này vẫn chìm trong khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, báo To Vima ngày 10/11 đăng trên trang nhất bài viết nhấn mạnh sự liên kết giữa hai quốc gia, bày tỏ kỳ vọng về một “cơn sốt ký kết thỏa thuận ở Athens” trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc. Chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cùng phái đoàn đại diện hơn 60 doanh nghiệp của Hy Lạp vừa có chuyến thăm thành phố Thượng Hải trong vòng 4 ngày hồi đầu tuần qua.

Với Đức và EU, Trung Quốc đã ký thỏa thuận bảo hộ 100 chỉ dẫn địa lý (GI) trên các sản phẩm lương thực của châu Âu ở Trung Quốc và 100 chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc tại EU. Trong tuyên bố đưa ra ngày 6/11, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, cho biết thỏa thuận trên sẽ bao gồm việc bảo vệ tên gọi của các sản phẩm như rượu sủi tăm của Tây Ban Nha, rượu whiskey của Ireland, pho mát mặn của Hy Lạp, chân giò hun khói của Italy… Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về xuất xứ hàng hoá, là sản phẩm của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định gắn với xuất xứ địa lý. Ngoài việc mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm lương thực được bảo vệ theo tiêu chuẩn GI, từ mức 10 sản phẩm của mỗi bên, áp dụng từ năm 2012, thỏa thuận trên còn giúp thúc đẩy giao thương các loại hàng hóa có giá trị cao hơn. Ủy viên Phát triển nông nghiệp và nông thôn của EU Phil Hogan, đang ở thăm Trung Quốc, khẳng định: “Đây không chỉ là thắng lợi đối với cả Trung Quốc và EU, mà còn thúc đẩy quan hệ thương mại của chúng tôi, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp cũng như người tiêu dùng của cả hai bên”. Theo ông Hogan, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có GI, do tin tưởng về nguồn gốc và tính xác thực của hàng hóa. Mặc dù vậy, thỏa thuận trên vẫn cần phải được Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu thông qua trước khi có hiệu lực vào trước cuối năm 2020. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông sản của EU sang Trung Quốc đạt 12,8 tỷ USD trong 12 tháng (tính đến tháng 8/2019).

RELATED ARTICLES

Tin mới