Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGiới luật sư quốc tế ủng hộ sử dụng công cụ pháp...

Giới luật sư quốc tế ủng hộ sử dụng công cụ pháp lý để khởi kiện các hành vi của TQ ở Biển Đông

Phát biểu tại Geneva, Thuỵ Sỹ, Luật sư Pierre Schifferli, chuyên gia hàng đầu về luật pháp quốc tế liên quan lĩnh vực tranh chấp chủ quyền đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, trong các vấn đề tại Biển Đông.

TQ hay bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải tôn trọng và thực thi các chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Đề cập việc Trung Quốc tiếp tục phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài tại La Haye tháng 7/2016 về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, Luật sư Schifferli nhấn mạnh tất cả các quốc gia, dù lớn dù nhỏ, đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Về tầm quan trọng của hòa bình và an ninh ở Biển Đông cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp hàng hải trên thế giới và trong khu vực, luật sư Pierre Schifferli khẳng định vấn đề an ninh biển có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ liên quan trực tiếp đến các nước khu vực mà còn liên quan mật thiết đến hòa bình và an ninh trên thế giới.

Tuy nhiên, theo luật sư Schifferli, điều này còn phụ thuộc vào cách hành xử và chính sách đang thực hiện của Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đều ủng hộ việc tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do hàng hải. Chắc chắn mọi hành vi của Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế cũng như quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các nước khác ở Biển Đông, đều bị cộng đồng quốc tế lên án.

Nhắc lại Phán quyết về vụ viện của Toà Trọng tài năm 2016, khi khởi kiện, Philippines đề nghị các trọng tài viên của tòa xem xét và kết luận những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện qua đường 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra và chiếm gần trọn Biển Đông, là vô giá trị theo UNCLOS. Hơn 160 quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Philippines, đã phê chuẩn UNCLOS 1982, được cho là “bản hiến pháp” quy định và quản lý quyền của các quốc gia trên các đại dương của thế giới. Mọi phán quyết cuối cùng của tòa án đều mang tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tuyên bố làm ngơ phán quyết, cùng với việc Tòa không có cơ chế thực thi đã tạo kẽ hở cho Tung Quốc lợi dụng để làm giảm ý nghĩa của Phán quyết. Bắc Kinh lập luận rằng tòa án trọng tài không có thẩm quyền để xử lý vụ kiện do Philippines khởi xướng vì các nội dung chính liên quan đến chủ quyền, vốn nằm ngoài phạm vi pháp lý của UNCLOS. Trung Quốc cũng khẳng định tranh chấp ở Biển Đông thuần túy là vấn đề của các nước châu Á và các nước bên ngoài như Mỹ không có quyền can thiệp.

Trong bối cảnh đó, Luật sư Schifferli cũng cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thường có truyền thống sử dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp hàng hải và với tầm quan trọng đang gia tăng, ASEAN có thể tìm ra cách ứng xử phù hợp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trong các tuyên bố và chương trình nghị sự của mình, ASEAN đều nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, thúc đẩy đối thoại, hợp tác giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới