Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tố Mỹ phá hoại trật tự thế giới

TQ tố Mỹ phá hoại trật tự thế giới

Trung Quốc tố Mỹ phá vỡ các thỏa thuận quốc tế đang là hành lang cho sự phát triển của thế giới, đó chính là nguồn gốc của sự bất ổn.

Trung Quốc tố Mỹ thực thi chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ

Trong cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Nagoya – Nhật Bản, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, Hoa Kỳ là nguồn gốc của những bất ổn lớn nhất trên thế giới, bởi Washington đang theo đuổi chính sách đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Điều này gây tổn hại cho hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay và Hoa Kỳ đã trở thành một yếu tố gây bất ổn mạnh mẽ.

Ông Vương nhấn mạnh, Washington đang cố gắng “bôi nhọ Trung Quốc trong con mắt phần còn lại của thế giới”, nhưng không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào. Bằng cách đó, Hoa Kỳ sử dụng quyền lực nhà nước và thực hiện các cuộc tấn công vô căn cứ vào doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi theo đuổi các mục tiêu chính trị của riêng mình.

Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ về các cáo buộc của phía Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc. Ví dụ như Hoa Kỳ khẳng định rằng công ty viễn thông Trung Quốc Huawei có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước, do đó, thiết bị do công ty này sản xuất có thể được sử dụng để làm gián điệp vì lợi ích của Bắc Kinh. Do đó, Washington hiện không chỉ cố gắng cấm sử dụng thiết bị của Trung Quốc để xây dựng mạng 5G của riêng mình mà còn cố gắng thuyết phục các đồng minh cần thiết sử dụng các biện pháp tương tự. Nhà Trắng còn đang đe dọa ngừng chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia vẫn đồng ý sử dụng công nghệ Huawei trong mạng viễn thông của họ.

Tuy nhiên, do Hoa Kỳ chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào về nỗi lo ngại của mình, nên chỉ có Australia quyết định làm theo gương của Washington. Vì vậy, thành công của chính sách này của Mỹ có thể được coi là rất hạn chế cho đến thời điểm hiện nay.

Hoa Kỳ trách móc WTO vì quá khoan dung đối với Trung Quốc và nói rằng các điều kiện tương tự để trở thành thành viên trong Tổ chức không còn có thể áp dụng cho Trung Quốc như khi họ gia nhập vào năm 2001.

Ở đây đang đề cập chủ yếu về tình trạng của Trung Quốc với tư cách là một “quốc gia đang phát triển”. Tình trạng này cho phép Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp trong nông nghiệp và đặt ra các rào cản gia nhập thị trường cao hơn so với các nước phát triển.

Hoa Kỳ khẳng định rằng Trung Quốc nên bị tước bỏ vị thế là một quốc gia đang phát triển và không nên áp dụng chế độ ưu đãi trong khuôn khổ WTO với Trung Quốc; cũng như các quốc gia khác mà Ngân hàng Thế giới coi là các nước có thu nhập cao hoặc các quốc gia thuộc “G20” hoặc bất kỳ nước nào có kim ngạch ngoại thương ít hơn 0,5% trên thế giới.

Ngược lại, Trung Quốc khẳng định rằng họ vẫn là một quốc gia đang phát triển và tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế nước này không đóng vai trò gì ở đây. Tuy nhiên, Hoa Kỳ một lần nữa sử dụng chiến thuật đe dọa là sẽ rời khỏi WTO trong trường hợp các quy tắc của Tổ chức không được sửa đổi.

Trung Quốc tố Mỹ phá vỡ các quy tắc, thỏa thuận quốc tế

Ông Shi Yinhong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng, Hoa Kỳ thực sự đang cố gắng xây dựng lại hệ thống thương mại hiện có theo hướng lợi cho chính mình.

“Tôi tin rằng Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng lại hệ thống thương mại thế giới hiện có, bởi vì Washington không thích tình trạng hiện tại của mình. Xét cho cùng, hệ thống này trái với tiến trình của chủ nghĩa đơn phương, mà Hoa Kỳ tuân thủ” – vị chuyên gia Trung Quốc nói.

Shi Yinhong nhận định, Hoa Kỳ sẽ thực hiện các bước đi, ví dụ như phá vỡ quan hệ với Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng, làm suy yếu quan hệ đối tác chặt chẽ với các nước phát triển khác.

Hoa Kỳ thậm chí có thể trực tiếp hoặc gián tiếp từ chối tham gia WTO để tạo ra hệ thống thương mại thế giới của riêng mình, ở trung tâm hệ thống sẽ là Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế gần gũi nhất. Điều này sẽ dẫn đến sự chia rẽ trong hệ thống giao dịch toàn cầu.

Theo chuyên gia này, đồng minh của Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng có thể đưa ra những quyết định dựa trên thực tế của đất nước họ và theo đuổi một chính sách độc lập với ý chí của Washington, nhưng xu hướng nhày đang dần thay đổi.

Thật vậy, một số quốc gia ở Tây Âu như Đức, Ý, Pháp, đang cố gắng tách chính trị khỏi  hợp tác kinh tế thương mại và công nghệ, ví dụ như Ý đã bỏ qua lời kêu gọi cấm Huawei.

Theo Ngoại trưởng Ý Luigi Di Mayo, hợp tác với Trung Quốc trong 5G là an toàn. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đất nước sẽ không bao giờ ký vào một thỏa thuận sẽ gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của mình. Ngoài ra, Ý cũng trở thành nước đầu tiên trong số các nước G7, ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về hợp tác theo sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Còn Đức cũng đang cố gắng theo đuổi một chính sách độc lập. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, quan hệ với Trung Quốc sẽ trở thành vấn đề ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) của Đức vào năm 2020.

Tuy nhiên, đồng minh của Mỹ không thể hoàn toàn bỏ qua các yêu cầu và lợi ích của Hoa Kỳ. Hiện nay, đồng minh của Hoa Kỳ có thể được chia thành hai phe chủ yếu như sau:

Một là nhóm đồng minh hàng hải, gồm Anh, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Những quốc gia này cực kỳ phụ thuộc vào Hoa Kỳ và hầu như không có bất cứ sự độc lập nào về đường lối chính trị;

Nhóm thứ hai là các quốc gia phát triển của châu Âu (như Đức và Pháp), mặc dù họ không thể hoàn toàn phớt lờ lợi ích của Mỹ, nhưng vẫn cố gắng theo đuổi chính sách độc lập ít nhiều. Tuy nhiên, về một số vấn đề quan trọng, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế, hoặc an ninh, hoặc trong các vấn đề tư tưởng, các quốc gia này vẫn sẽ bị buộc phải hướng về Hoa Kỳ, và đôi khi thậm chí chỉ đơn giản là có lập trường thân Mỹ.

Chính quyền Trump trên thực tế đang xác định lại cách tiếp cận các hiệp ước đa phương, không chỉ riêng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Hoa Kỳ dưới thời Trump đang yêu cầu các đồng minh NATO của mình tăng đóng góp trong khuôn khổ thành viên liên minh. Hiệp hội NAFTA (Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ) đã không còn tồn tại, thay vào đó, Mỹ đã lập ra một thỏa thuận mới với Canada và Mexico là USMCA.

Quá nhiều thỏa thuận và thông lệ quốc tế được thiết lập từ rất lâu, là hành lang phgáp lý cho sự phát triển của thế giới, đang được sửa đổi theo sáng kiến ​​có lợi cho mình của Hoa Kỳ. Theo nghĩa này, không thể nghi ngờ rằng, Washington chính là nguồn bất ổn của thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới