Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaAn ninh năng lượng: Hiểm hoạ treo trên đầu người dân Philippines

An ninh năng lượng: Hiểm hoạ treo trên đầu người dân Philippines

Thời gian gần đây, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Duterte tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, nhất là lĩnh vực năng lượng. Dư luận tại Philippines đang dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh đang chi phối nguồn năng lượng của Philippines.

Giới chính trị tại Philippines bày tỏ quan ngại về khả năng TQ chi phối, kiểm soát nguồn năng lượng của Philippines

Hôm 26/11, thượng nghị sĩ Philippines Risa Hontiveros đã thúc giục Chính phủ Philippines điều tra việc Trung Quốc có thể can thiệp vào lưới điện của nước này. Bà Hontiveros nhấn mạnh một quốc gia có khả năng xâm lược không nên có phương tiện để gây bất ổn cho nước láng giềng “chỉ bằng một cái công tắc”. “Hãy tưởng tượng một quốc gia nước ngoài hung hăng, xâm phạm mà không biết hối hận trong vùng biển và lãnh thổ của chúng ta đang kiểm soát lưới điện quốc gia của chúng ta” – bà Hontiveros khẳng định dù không chỉ rõ tên nước nào.

Trước đó, tong phiên họp ngày 19/11 về ngân sách năng lượng năm 2020 của Thượng viện Philippines, Chủ tịch Tập đoàn Truyền điện quốc gia (TransCo) Melvin Matibag xác nhận có khả năng xảy ra viễn cảnh cả nước này sẽ chìm trong bóng tối nếu TQ cắt điện chỉ bằng một cú ngắt công tắc. Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian cảnh báo điện có thể bị cắt đứt từ xa hoặc bởi các yếu tố nước ngoài. “Chỉ với một công tắc nhỏ, điện sẽ không thể truyền tải tới bất kỳ hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc các cơ sở quân sự nào của chúng ta”, ông Gatchalian, hiện là chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện, nói. Trong trường hợp như vậy, để khôi phục hệ thống điện cần từ 24 tới 48 tiếng. “Chừng nào vận hành hệ thống còn thuộc quyền kiểm soát và quản lý của các kỹ sư TQ, họ sẽ vẫn có sức mạnh khổng lồ” – thượng nghị sĩ Risa Hontiveros nói. Cũng theo ông thì điều đó đem lại nguy cơ lớn cho hạ tầng cơ sở và an ninh quốc gia. Nếu Philippines không có động thái chấm dứt sự phụ thuộc vào công ty điện TQ, điều này sẽ gây hại cho việc bảo vệ chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Được biết hồi năm 2014, cựu bộ trưởng Nội vụ Philippines Rafael Alunan từng cảnh báo rằng cắt điện có thể là một trong những thủ đoạn của Bắc Kinh trả đũa vụ Manila kiện các yêu sách về chủ quyền của TQ ra Tòa trọng tài một năm trước đó. Quan điểm chính thức của Manila lúc đó khẳng định sẽ không có chuyện Bắc Kinh “thích” là có thể cắt điện lưới quốc gia nước này.

Những lo ngại của người dân Philippines hoàn toàn có cơ sở

Theo các báo cáo tại Philippines, mạng lưới điện của nước này hiện nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của chính phủ Trung Quốc và có thể bị cắt đứt vào bất kỳ lúc nào. Theo đó, Tập đoàn điện lưới quốc gia Trung Quốc đang nắm giữ 40% cổ phần của tập đoàn điện lưới quốc gia Philippines (NGCP), một công ty tư nhân đã vận hành mạng lưới điện Philippines từ năm 2009. Những lo ngại về khả năng can thiệp từ Trung Quốc vào hệ thống năng lượng quốc gia Đông Nam Á đã xuất hiện kể từ khi hai tập đoàn ký kết hợp đồng vào một thập niên trước.

Hiện NGCP đảm nhận việc phân phối điện trên toàn Philippines, kết nối các nhà máy điện với người tiêu dùng, cung cấp cho khoảng 78% hộ gia đình với hơn 105 triệu người sử dụng. Khi NGCP được tư nhân hóa vào năm 2009, phía Trung Quốc đã mua lại một lượng cổ phần lớn đồng thời hỗ trợ nhân viên để vận hành các hệ thống tại Philippines. Cũng theo các báo cáo, công nghệ mà mạng lưới điện sử dụng đã được chuyển sang các sản phẩm của Huawei và chỉ có thể được vận hành bởi các kỹ sư Trung Quốc. Sở dĩ đây được coi là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với Philippines vì trong quá khứ chưa từng có một cuộc tấn công vào điện lưới từ phía Trung Quốc hay bất kỳ bằng chứng nào cho thấy điều tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Tất cả mới chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia lưu ý chỉ các kỹ sư nước ngoài mới có thể khắc phục sự cố, vận hành và kiểm soát mạng truyền tải điện NGCP. Các kỹ sư này sẽ thao tác thông qua hệ thống giám sát và điều khiển từ xa, đặt tại Trung Quốc thuộc Tập đoàn Nari, có trụ sở tại Nam Kinh. Theo các báo cáo thì thông tin các hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung Quốc và các kỹ sư người Philippines không thể vận hành hệ thống. Bà Hontiveros đã thừa nhận các thông tin này và yêu cầu các quan chức của TransCo xác minh xem liệu thiết lập từ xa có cho phép Bắc Kinh tắt lưới điện hay không. “Công ty TQ không có quyền kiểm soát, họ không có bất kỳ cách nào để gây ảnh hưởng bất kỳ điều gì vượt ra khỏi phạm vi công nghệ của doanh nghiệp” theo thông cáo của NGCP.

Hiện nay hệ thống của Tập đoàn Nari cũng được cung cấp các hệ thống điều khiển từ xa (Scada) cho các lưới điện ở Kenya, Indonesia và Thái Lan và các quốc gia này có thể cung cấp bài học cảnh báo quan trọng về an toàn cho Philippines. Scada là viết tắt của kiểm soát, giám sát và thu thập dữ liệu, một hệ thống máy tính được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để theo dõi và kiểm soát theo thời gian thực. Lo ngại về an ninh quốc gia cũng được đặt ra khi các thượng nghị sĩ chờ quyết định từ Bộ Quốc phòng cho phép Tập đoàn Dito Telecommunity do Trung Quốc hậu thuẫn, trước đây gọi là Mislatel – doanh nghiệp viễn thông thứ ba và mới nhất của Philippines – lắp đặt các tháp truyền thông trong các trại quân sự. Tuần trước, Chủ tịch đảng Tự do đối lập Francis Pangilinan nhắc lại những lo ngại của Thượng viện trong những tuần gần đây về những rủi ro an ninh quốc gia có thể xảy ra trong đề xuất này mà ông cho rằng sẽ cho phép Trung Quốc nghe lén quân đội Philippines. Ông tiết lộ một đánh giá rủi ro do quân đội Philippines thực hiện đã kết luận rằng hệ thống liên lạc cố định hiện tại được sử dụng để liên kết tất cả trại và căn cứ quân sự trên toàn quốc “dễ bị nghe lén điện tử và cắt đứt”. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Panfilo Lacson, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện, cho biết các quan chức quốc phòng và quân sự đã đảm bảo với ông rằng chính phủ sẽ có thể đơn phương chấm dứt mọi thỏa thuận với Dito bất cứ lúc nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới