Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững nước TQ có thể sẽ tiếp tục lôi kéo để chi...

Những nước TQ có thể sẽ tiếp tục lôi kéo để chi phối vấn đề Biển Đông trong năm 2020

Năm 2020, gần thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố sẽ hoàn tất ký kết Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC), Bắc Kinh được dự đoán sẽ tăng cường lôi kéo, mua chuộc các nước nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với các yêu sách chủ quyền và hành động của nước này ở Biển Đông.

Campuchia sẽ là con át chủ bài của TQ

Ít chính phủ nào ở châu Á – Thái Bình Dương ủng hộ Trung Quốc nhiều như Campuchia. Chìa khóa để Bắc Kinh bảo đảm duy trì ảnh hưởng đối với vương quốc có vị trí chiến lược này là Thủ tướng Hun Sen, người mà trong nhiều thập kỷ đã khéo léo duy trì quyền lực của mình bằng cách nhảy từ người bảo trợ này sang người bảo trợ khác.

Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia từng một thời tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức viện trợ quốc tế và Chính phủ Mỹ và phương Tây. Cho đến trước cuộc tuyển cử hồi năm 2018, Thủ tướng Hun Sen đã hoàn thành việc xoay trục sang Trung Quốc với việc Bắc Kinh hỗ trợ tổ chức bầu cử và lên tiếng ủng hộ ông sau khi ông cấm đảng “Cứu quốc đối lập Campuchia” (CNRP) ra tranh cử và đàn áp truyền thông địa phương. Thủ tướng Hun Sen hiện đang gắn chặt vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Campuchia trên thực tế đóng vai trò là lá phiếu ủy nhiệm của Trung Quốc trong ASEAN. Kể từ năm 2012, Chính phủ của Thue tướng Hun Sen đã hai lần bỏ phiếu để ngăn chặn những ngôn từ chỉ trích Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trong khi đó, thông qua Sáng kiến “Vành đai, con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một lượng lớn đầu tư đang chảy vào Campuchia, quốc gia đang có mức tăng trưởng GDP dự kiến vào khoảng 7% trong năm 2019.

Tại thủ đô Phnom Penh, công trình xây dựng các chung cư cao cấp vốn được nhìn nhận rộng rãi là phương tiện rửa tiền của Trung Quốc, đang bùng nổ. Ở phía Nam của Campuchia, Sihanoukville đã trở thành một trung tâm xây dựng của Trung Quốc với hơn 80 sòng bạc cùng với tệ nạn buôn bán ma túy và mại dâm. Chi phí sinh hoạt tăng vọt khiến hầu hết người Campuchia bản địa bị đẩy ra lề ở nơi từng là quê hương của họ.

Nhìn chung chính sách của Campuchia đối với Trung Quốc sẽ vấn là chính sách ưu tiên, trong đó Campuchia coi Trung Quốc là chiếc ô bảo hộ quyết định đối với những chính sách thù địch của Mỹ và phương Tây. Campuchia coi Bắc Kinh là động lực cho sự phát triển và nền chính trị của quốc gia này. Vì vậy, năm 2020, Chính quyền Thủ tướng Hun Sen sẽ vấn tiếp tục chính sách ngả về Trung Quốc. Trong vấn đề Biển Đông, chắc chắn Campuchia sẽ giữ thái độ và quan điểm ủng hộ chính sách của Trung Quốc và “phá bĩnh” sự thống nhất chung của ASEAN.

Philippines sẽ là nhân tố “điển hình” trong mối quan hệ với TQ

Năm 2016, Philippines là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sẵn sàng lên tiếng chống lại sự hiện diện ngày càng hùng hổ của Trung Quốc trong khu vực. Vào thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino đã thách thức yêu sách của Trung Quốc đối với tài nguyên trong cái gọi là đường chín đoạn trên Biển Đông. Vào tháng 7/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc ra phán quyết có lợi cho Philippines và đem đến cơ hội lớn cho các nước ASEAN cùng nhau cất lên tiếng nói chống lại yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, một tháng trước khi có phán quyết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã lên nhận chức tổng thống Philippines, và ông nhanh chóng nói rõ rằng ông không hứng thú đến việc đứng lên chống lại Trung Quốc. Sự thỏa hiệp của ông Duterte thực sự là một món quà trao cho Bắc Kinh khi Manila làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2017. Bắc Kinh ngoài hỗ trợ cuộc chiến chống ma túy tàn khốc của ông Duterte và đào tạo nhân viên truyền thông chính phủ Philippines về việc dẫn dắt dư luận, đang thách thức sự kiểm soát của Philippines đối với các hòn đảo mà nước này đã nắm giữ qua nhiều thế hệ. Trên thực tế, Philippines không thể thực thi quyền đối với nguồn tài nguyên của mình vì sợ gây ra phản ứng bất lợi.

Nhìn chung trong năm 2020, Philippines cận kề với bầu cử Tổng thống. Để át đi tiếng nói trái chiều trong nội bộ và người dân về chính sách tăng cường quan hệ với Bắc Kinh và trong vấn đề Biển Đông, Chính quyền của Tổng thống Duterte một mặt sẽ củng cố vai trò lãnh đạo, lấy cuộc chiến chống matuy và phát triển kinh tế làm trọng tâm, nhấn mạnh hợp tác song phương với Trung Quốc, song cũng sẽ tìm cách để thể hiện rằng chính phủ nước này không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy lợi ích. Song về cơ bản, chính sách của Philippines sẽ không có thay đổi đột biến trong năm tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới