Thursday, January 2, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhững tuyên bố hoang đường của ĐCSTQ về phong trào biểu tình...

Những tuyên bố hoang đường của ĐCSTQ về phong trào biểu tình Hồng Kông

Trong các phong trào chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều cho truyền thông đi đầu, dựa vào lừa dối người dân và sau đó dùng vũ lực để duy trì quyền lực cai trị áp đặt. Trong ứng phó với phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông lần này, chiêu trò của ĐCSTQ tiếp tục tái diễn.

Nhìn lại, từ vụ thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989, khi đó ĐCSTQ đã vu khống những sinh viên yêu nước là “du côn nổi loạn”, bị “thế lực nước ngoài” lợi dụng, qua đó viện cớ cho cuộc tàn sát. Năm 1999, khi ĐCSTQ đàn áp cả trăm triệu học viên Pháp Luân Công thực hành niềm tin “Chân – Thiện – Nhẫn” cũng đã cho truyền thông đi trước bôi nhọ Pháp Luân Công, đáng kể như Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) còn đạo diễn “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”, dùng xăng thiêu chết người để vu khống Pháp Luân Công. Còn với chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ của người Hồng Kông năm 2019, trước tiên ĐCSTQ cũng mở cuộc chiến công luận bôi nhọ người biểu tình thành cái gọi là “du côn bạo loạn”, “gây chia rẽ”, “muốn Hồng Kông độc lập”, “tấn công khủng bố”, và “kẻ thù chung của nhân loại”…

Vạch trần những trò dối trá của ĐCSTQ bằng lá phiếu bầu

Trước thềm cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, phe kiến chế tại Hồng Kông và giới truyền thông ĐCSTQ cũng đã phát động trận chiến công luận kêu gọi người dân Hồng Kông đây là “cơ hội không thể bỏ lỡ để dùng lá phiếu ngăn bạo loạn, cứu vãn Hồng Kông”, “đa số im lặng hãy phản công”… Còn phe dân chủ Hồng Kông cũng kêu gọi người dân Hồng Kông ra ngoài bỏ phiếu, “phục hồi Hồng Kông bằng phiếu bầu”.

Mở thùng phiếu tại trạm bỏ phiếu ở Trường tiểu học công Cửu Long trong bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông ngày 24/11/2019 (Ảnh: Epoch Times)

Trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông vào ngày 24/11 có tới 2,94 triệu người đã đi bỏ phiếu, thiết lập số lượng cử tri cao nhất kể từ khi Hồng Kông trả về Đại Lục.

“Đa số im lặng” đã tích cực bỏ phiếu ủng hộ các nhà dân chủ chứ không phải các nhà kiến chế thân ĐCSTQ. Phe dân chủ đã toàn thắng, trong số 452 ghế nghị sĩ thì phe dân chủ giành được 385 ghế (trước đó chỉ có 120 ghế), đây là kỷ lục kể từ khi chủ quyền Hồng Kông trở về Trung Quốc Đại Lục.

Nhiều ứng viên phe dân chủ đã hoạt động tích cực trong chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ đã được bầu với số phiếu cao. Trong số này bao gồm những người bị ĐCSTQ cáo buộc là du côn bạo loạn như: Jimmy Sham – người triệu tập của tổ chức dân chủ Mặt trận Nhân quyền Dân sự, Andrew Chiu – người triệu tập của Democracy, Kelvin Lam – người được Tổng thư ký của Demosistō là Hoàng Chi Phong ủng hộ, Lester Shum – cựu phó tổng thư ký của Liên đoàn sinh viên Hồng Kông.

Phe kiến chế thân ĐCSTQ đã đại bại chỉ với 59 ghế (trước bầu cử có 292 ghế).

Cảnh người dân Hồng Kông nô nức đi bỏ phiếu lần này đã cho thấy họ muốn dùng lá phiếu để “tống cổ phe kiến chế thân ĐCSTQ”.

Bà Địch thuộc khu bỏ phiếu đầu tiên của Shatin trước đây không quan tâm đến chính trị, đã cho biết: “Chúng tôi muốn lấy lại tự do của chúng tôi mà đã bị ĐCSTQ tước đoạt.”

Sau khi kết quả bầu cử Hội đồng quận được đưa ra, những luận điệu của truyền thông ĐCSTQ vu cáo người biểu tình Hồng Kông là “du côn bạo loạn”, “không được lòng dân”… đã hoàn toàn sụp đổ.

Can thiệp vào nội chính Trung Quốc? Rubio: Đây là vấn đề nội bộ của Mỹ

Trước sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát, tinh thần can trường của người Hồng Kông đấu tranh cho dân chủ và tự do đã làm cảm động đông đảo cộng đồng người Hoa cũng như thế giới. Người dân Hồng Kông không chỉ tạo ra lịch sử đấu tranh bền bỉ nhất trong lịch sử Hồng Kông mà còn tạo kỷ lục mới về số người biểu tình trong ngày 16/6 với 2 triệu người tham gia, còn mít tinh biểu tình hình thức “nước chảy” vào ngày 18/8 với sự tham dự của khoảng 1,7 triệu người cũng là một kỷ lục.

Hoạt động kháng nghị của người dân Hồng Kông đã làm cảm động cả thế giới, nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ từ các nước phương Tây.

Vào ngày 19/11, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật về Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (dưới đây gọi tắt: Dự luật Nhân quyền Hồng Kông); ngày hôm sau Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua luật với tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo là 417:1, sau đó luật được trao cho Tổng thống Trump ký, đã được ký vào ngày 27/11.

Đáp lại, các quan chức ĐCSTQ lại một lần nữa “phản đối mạnh mẽ”, các tổ chức truyền thông ĐCSTQ cũng lên án rằng “Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Nhưng trong một phỏng vấn của tổ chức truyền thông người Hoa tại Mỹ là Tân Đường Nhân (NTD), Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc phe Cộng hòa Mỹ cho biết, việc thông qua Dự luật Nhân quyền Hồng Kông là chuyện nội bộ của Mỹ, bởi vì đãi ngộ của chúng tôi cho Hồng Kông là chuyện nội bộ của chúng tôi, đây là vấn đề chính sách công của chúng tôi.

“Chúng tôi ứng xử với kinh doanh và thương mại của Hồng Kông khác với chúng tôi ứng xử với Trung Quốc Đại Lục, đây là luật của chúng tôi, chúng tôi có quyền thay đổi luật này.” Rubio nói, “Bình luận của họ (ĐCSTQ) can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi.”

Sau khi chủ quyền của Hồng Kông trở lại Trung Quốc vào năm 1997, Mỹ tiếp tục dựa vào nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” ghi trong Luật Cơ bản Hồng Kông để ưu đãi đặc biệt cho nền kinh tế và thương mại của Hồng Kông.

Ông Rubio cho biết, lý do Mỹ ưu đãi Hồng Kông là vì Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ cao. Do đó hàng năm Ngoại trưởng Mỹ phải chứng minh liệu quyền tự trị của Hồng Kông có còn được bảo đảm hay không.

Hôm 20/11, Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triều Húc của ĐCSTQ đã triệu tập đại sứ tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để thông báo rằng việc Mỹ thông qua “Đạo luật Nhân quyền” là can thiệp vào Hồng Kông, can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc cho biết, trong các cuộc đàm phán ông đã truyền đạt lại “mối quan ngại sâu sắc” của Washington về tình hình ở Hồng Kông.

Ngày 25/11, Thứ trưởng Ngoại giao Trịnh Trạch Quang của ĐCSTQ đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc là Terry Branstad để phản đối rằng, Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc cho biết, ông Branstad thông báo cho Trịnh Trạch Quang rằng Washington “quan tâm sâu sắc” đến tình trạng của Hồng Kông và “từ chối (ĐCSTQ) đe dọa thành phố này dưới mọi hình thức”.

Ông Branstad nhấn mạnh: “Mỹ đang đặc biệt quan tâm tình hình ở Hồng Kông, chúng tôi lên án tất cả các hình thức bạo lực và đe dọa.”

Ông Branstad cũng bình luận về bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông. Ông nói, phe dân chủ tại Hồng Kông đã giành được chiến thắng áp đảo trong bầu cử này, Hồng Kông đã chứng kiến ​​số lượng cử tri lớn nhất trong lịch sử.

Ngày 26/11 Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng ĐCSTQ phải tôn trọng cam kết với người dân Hồng Kông, để người dân Hồng Kông có thể thực sự có quyền tự do và tự chủ được hứa hẹn trong “Tuyên bố chung Trung-Anh” do Liên Hợp Quốc đệ trình.

 Xuyên tạc về “một quốc gia, hai chế độ”

Trong “Tuyên bố chung Trung-Anh” mà ĐCSTQ ký với Anh vào ngày 19/12/1984, ngoài quốc phòng và ngoại giao thì Hồng Kông còn được hưởng “một quốc gia, hai chế độ; mức độ tự trị cao”, phải được duy trì quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập và quyền chung thẩm như vốn có.

Tuy nhiên, sau khi chủ quyền Hồng Kông trả lại Trung Quốc Đại Lục vào năm 1997, ĐCSTQ đã không ngừng làm suy yếu “một quốc gia, hai chế độ; mức độ tự trị cao”, không ngừng thu hẹp nền dân chủ, tự do và pháp trị của người dân Hồng Kông.

Chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ của người Hồng Kông kéo dài 6 tháng qua suy cho cùng là người Hồng Kông nhằm duy trì sự độc lập tư pháp như vốn có, không muốn người dân Hồng Kông hoặc cư dân bị cáo buộc cái gọi là vi phạm luật pháp của ĐCSTQ để rồi bị đưa ra xét xử tại tòa án Đại Lục không có nền tư pháp độc lập. Vì người dân Hồng Kông lo lắng rằng ĐCSTQ có thể lợi dụng Dự luật Dẫn độ để đàn áp tự do ngôn luận của người dân Hồng Kông.

Sau đó, chiến dịch dần phát triển thành chiến dịch đấu tranh vì dân chủ, người Hồng Kông ngoài yêu cầu Chính phủ Hồng Kông rút Dự luật Dẫn độ và đề nghị điều tra bạo hành của giới cảnh sát, họ cũng yêu cầu phải thực hiện ngay lập tức quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu và Hội đồng lập pháp.

Trong Luật Cơ bản Hồng Kông, ĐCSTQ đã cam kết thực thi quyền bầu cử phổ thông dựa trên “nguyên tắc tuần tự từng bước”, vào năm 2007 Ban thường vụ Nhân đại toàn quốc của ĐCSTQ cũng đã xác định: Hồng Kông có thể được bầu cử phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu vào năm 2017 và Hội đồng Lập pháp vào năm 2020.

Nhưng ngày 10/6/2014, ĐCSTQ đã xuất bản sách trắng “Thực tiễn ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại Đặc khu hành chính Hồng Kông”, theo đó lần đầu tiên công khai làm sai lệch ý nghĩa của “một quốc gia, hai chế độ”.

Sách trắng tuyên bố “Người Hồng Kông quản trị Hồng Kông” có tiêu chuẩn và ranh giới: Ủy ban Trung ương ĐCSTQ có “quyền quản trị toàn diện” đối với Hồng Kông, vấn đề “người Hồng Kông quản trị Hồng Kông và quyền tự trị cao độ” cần được Trung ương ĐCSTQ ủy quyền, “Trung ương trao cho bao nhiêu quyền thì Hồng Kông được hưởng bấy nhiêu”.

Sách trắng cũng cho biết rằng “hai chế độ phụ thuộc vào một quốc gia”, ứng viên Trưởng Đặc khu “phải yêu tổ quốc và yêu Hồng Kông”, còn chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu và Hội đồng Lập pháp “phải phù hợp với chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia”…

Khi đó, chuyên gia Bào Đồng, người từng là thư ký chính trị của cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã viết rằng, Sách Trắng đã can thiệp vào “định nghĩa một quốc gia, hai chế độ”.

Bào Đồng cho biết, “Bất kể đó là ai, khi nói về ‘một quốc gia, hai chế độ’ phải dựa theo cơ sở pháp lý duy nhất là ‘Tuyên bố chung Trung-Anh’, bởi vì đây là cơ sở để Hồng Kông trả về Đại Lục, đó là nguyên tắc mà ĐCSTQ và Anh tuyên bố trước thế giới và phải tuân thủ”; “Trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng là dưới sự điều hành của Chính phủ Trung ương ĐCSTQ, Đặc khu hành chính Hồng Kông có quyền tự trị cao”, qua đó đã xác định “toàn bộ nội hàm không xuyên tác và cắn xén” đối với “một quốc gia, hai chế độ”.

Kể từ ngày 20/6/2014, người dân Hồng Kông đã đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý 6.22 (ngày 22/6) về cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu năm 2017, thời điểm đó có hơn 790.000 người đã tham gia trưng cầu dân ý. Hầu hết mọi người cho biết bầu cử Trưởng Đặc khu điều hành nên theo “quyền bầu cử phổ quát đích thực”. Nếu cách (bầu cử) của Chính phủ không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, không để cử tri có bầu cử thực sự, gần 700.000 người Hồng Kông đã kêu gọi “Hội đồng Lập pháp nên phủ quyết”.

Ngày 31/8/2014, Ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc của ĐCSTQ đã ban hành “quyết định” liên quan nhằm hạn chế nghiêm ngặt các điều kiện về bầu cử Trưởng Đặc khu và Hội đồng Lập pháp, ngăn chặn con đường “bầu cử phổ quát thực sự” đối với người dân Hồng Kông.

Sau đó, người dân Hồng Kông đã phát động chiến dịch chiếm đóng khu trung tâm thương mại Central, đến tháng 9 cùng năm thì chiến dịch này đã phát triển thành “phong trào ô dù” chấn động, chiến dịch kéo dài 81 ngày.

 “Lý luận Tuyên bố chung lỗi thời” thành trò cười quốc tế

“Tuyên bố chung Trung-Anh” do Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Thatcher ký kết tại Bắc Kinh dưới chứng kiến của Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo thế hệ thứ hai của ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Ngày 27/5/1985, Trung Quốc và Anh đã trao đổi các phê chuẩn của họ cho nhau, đồng thời đăng ký với Ban thư ký Liên hợp quốc, đã được ghi vào quyển 1399 “Bộ Hiệp ước Liên Hợp Quốc”, qua đó Tuyên bố chung Trung-Anh chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với BBC vào ngày 12/6 năm nay, đại sứ Trung Quốc tại Anh là Lưu Hiểu Minh cho biết rằng “Tuyên bố chung Trung-Anh” đã hết hiệu lực, gọi đó là “tài liệu lịch sử đã hoàn thành sứ mệnh”.

Ngày 30/6/2017, người phát ngôn Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết rằng “Tuyên bố chung Trung-Anh” là “một tài liệu lịch sử, đã không còn ý nghĩa thực tế gì”, không có bất cứ sức ràng buộc nào trong vấn đề chính quyền Trung Quốc cai quản Đặc khu hành chính Hồng Kông.

ĐCSTQ đã ngang nhiên bội ước, vì thế đã bị tất cả các bên chỉ trích và lên án.

Ngày 26/6, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt đã tái khẳng định rằng “Tuyên bố chung Trung-Anh” có giá trị quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng Anh sẽ tiếp tục bảo vệ lập trường về Hồng Kông.

Hình ảnh ngày 3/8, xã hội dân sự tại Hồng Kông đã đồng loạt ra mắt 8 bảng quảng cáo điện tử đường phố quy mô lớn tại năm thành phố lớn của Anh, lên án ĐCSTQ vì vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” (Ảnh: Epoch Times)

Ngày 19/8, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng kêu gọi chính quyền Bắc Kinh nên tuân thủ các cam kết của họ, bao gồm “Tuyên bố chung Trung-Anh”, tôn trọng tính hoàn chỉnh của pháp luật Hồng Kông; đã cảnh báo rằng nếu xảy ra sự kiện bạo lực tại Hồng Kông thì Mỹ sẽ rất khó đạt thành thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.

Tối ngày 20/8, Đài Truyền hình Trung ương của ĐCSTQ (CCTV) công khai tấn công ông Pence, chỉ trích ông “đã can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng một tài liệu lỗi thời đã không còn hiệu lực, có thể thành trò cười quốc tế”.

Nhưng ngược lại, chính chia sẻ trên Twitter của CCTV đã trở thành trò cười quốc tế, bị đông đảo cộng đồng mạng chất vấn:

“’Tuyên bố chung Trung-Anh’ không có hiệu lực, vậy thì Hồng Kông vẫn là thuộc Anh?”

“Nếu Tuyên bố chung Trung-Anh đã lỗi thời, tại sao phải tuân theo Thông cáo chung Trung-Mỹ? Đó là chưa kể việc nhượng lại Hồng Kông là ký kết của chính quyền nhà Thanh thì dựa vào đâu yêu cầu Anh trả lại Hồng Kông cho ĐCSTQ?”

Tờ Epoch Times từng chia sẻ ý kiến của Luật sư Lý Tiến Tiến người gốc Hoa tại New York (Mỹ) cho biết, “Tuyên bố chung Trung-Anh” là luật quốc tế, đã được Nhân đại toàn quốc của ĐCSTQ phê chuẩn trở thành luật trong nước, trước khi chưa phế bỏ thì điều ước đương nhiên có hiệu quả, ĐCSTQ có trách nhiệm thực thi.”

Luật sư Lý Tiến Tiến cũng nhấn mạnh: Nếu Tuyên bố chung Trung-Anh vô hiệu thì cơ sở nào để Anh trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc? Có nên trả lại Hồng Kông cho Anh không?”

RELATED ARTICLES

Tin mới