Sunday, January 19, 2025
Trang chủĐàm luậnBiển Đông, ai đe dọa ai?

Biển Đông, ai đe dọa ai?

Hôm 18/12 tờ,South China Morning Post dẫn lại thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố: tàu sân bay mới đưa vào biên chế của Trung Quốc nhắm tới mục tiêu “làm chủ cả trên không lẫn trên biển” và “đương đầu trực diện với tàu nước ngoài” ở Biển Đông.

Tàu Sơn Đông được đưa vào biên chế ngày 17/12 sẽ được sử dụng để chiến đấu. Được định danh rất khiêm tốn là tàu “nội địa”, nhưng nó có thể chở theo 36 máy bay J-15 (tàu Liêu Ninh chỉ chở được 24 chiếc). Sơn Đông còn có thể chở thêm các trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600.

Tàu này được xác định nhiệm vụ rất rõ, chủ yếu là kiểm soát các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Còn trước đó, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ tập trung đáp ứng yêu cầu huấn luyện.

Như vậy, Bắc Kinh đã không hề giấu diếm quan điểm của mình. Bởi bài xã luận đượcđăng trên tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân Dân nhật báo – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phơi bày tất cả. Báo này chỉ trích các tàu quân sự và máy bay của “một số nước” gần đây tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông; cáo buộc hành động đó đãđe dọa “chủ quyền quốc gia Trung Quốc” (!).

Sắp tới nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông sẽ hướng ra Biển Đông. Và không ngoại trừ sự “đương đầu trực diện với tàu quân sự nước ngoài”. Phải đương đầu là vì mục tiêu của Trung Quốc là bất di bất dịch: “làm chủ cả trên không lẫn trên biển”.

Tàu Sơn Đông trước đây mang tên Type 001A . Tàu này được chế tạo dựa trên tàu Liêu Ninh cải tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ukraine năm 1998. Hiện tại Trung Quốc đang đóng thêm ít nhất một tàu sân bay khác.

Mặc dù nỗ lực gia tăng sức mạnh cho Hải Quân nhưng Trung Quốc vẫn rất lo lắng trước đối thủ lớn là Mỹ. Cho đến nay nếu tính về quy mô hạm đội của Mỹ thì nhỏ hơn Trung Quốc, thế nhưng Mỹ vẫn áp đảo về số lượng tàu chiến cỡ lớn.

Hải quân Mỹ có tới 10 siêu tàu sân bay lớp Nimitz, gấp 5 lần số tàu sân bay trong biên chế của Trung Quốc. Và không chỉ lớn hơn tàu sân bay Trung Quốc, hàng không mẫu hạm Mỹ còn được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại như lò phản ứng hạt nhân và chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có cả một số tiêm kích tàng hình F-35C đang thử nghiệm. Còn tàu sân bay Trung Quốc chỉ mang được một số lượng rất nhỏ (không quá 36) tiêm kích J-15.

Do không được lắp lò phản ứng hạt nhân khiến tầm hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc bị hạn chế rất nhiều. Rõ ràng Mỹ vẫn chiếm ưu thế trước Trung Quốc trên các đại dương, ấy là chưa kể uy lực của lực lượng không quân trên hạm.Tuy nhiên, hai con “hổ lớn” này dường như vẫn đang vờn nhau. Cả hai đều cố tìm mọi cách để ngăn chặn xung đột trực diện nổ ra trên biển, kể cả trước mắt và tương lai.

Tại Mỹ, ngân sách quân sự khoảng 718 tỷ USD cho năm 2020. Như vậyquốc gia này vẫnduy trì ưu thế trong mọi lĩnh vực quân sự trong những năm tới. Còn Trung Quốc, mặc dù có nhiều nỗ lực lớn trong các lĩnh vực công nghệ cao, nhưng vẫn thua kém Mỹ về năng lực quân sự, ít nhất là cho đến năm 2050. Ngoài Trung Quốc, Nga cũng là một đối thủ đáng gờm đối với Mỹ. Sự trỗi dậy của các lực lượng hạt nhân Nga luôn là mối đe dọa chiến lược đối với Wasinghton.

Sự kiện tàu “nội địa” Sơn Đông ra đời khẳng định, Trung Quốc đang có sự bứt phá rất mạnh trong sản xuất vũ, khí tài hiện đại, nhất là tàu ngầm, đáp ứng yêu cầu tác chiến trên biển Đông. Nếu như không có địch thủ đáng gờm là Mỹ, Nga, hẳn Trung Quốc sẽ tha hồ đe dọa, khống chế, các nước nhỏ để thực hiện chiến lược tằm ăn dâu, từng bước thôn tính biển Đông.

Liệu ai đe dọa ai đây?

RELATED ARTICLES

Tin mới