Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngBloomberg: Làn sóng vỡ nợ kỷ lục ở Trung Quốc sẽ càn...

Bloomberg: Làn sóng vỡ nợ kỷ lục ở Trung Quốc sẽ càn quét cả khu vực châu Á

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đang giảm tốc, các công ty đã trở nên “yếu ớt” hơn đối với mỗi đợt thanh khoản bị thắt chặt. Tình trạng vỡ nợ gia tăng có thể gây áp lực cho tâm lý nhà đầu tư và tăng chi phí đi vay đối với các công ty đang chịu rủi ro lớn nhất.

Theo Bloomberg, số vụ vỡ nợ ở châu Á có thể tăng lên vào năm tới, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra ít gói trợ cấp hơn, sau vụ vỡ nợ trái phiếu định danh bằng đồng USD lớn nhất trong 2 thập kỷ của Tewoo Group – thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Thiên Tân. Theo đó, các công ty trong cùng khu vực cũng lao đao vì nợ. Những yếu tố trên có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn trong năm 2020, sau khi các vụ vỡ nợ ở thị trường trong nước của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục vào năm 2020.

Trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang giảm tốc, các công ty đã trở nên “yếu ớt” hơn đối với mỗi đợt thanh khoản bị thắt chặt. Tình trạng vỡ nợ gia tăng có thể gây áp lực cho tâm lý nhà đầu tư và tăng chi phí đi vay đối với các công ty đang chịu rủi ro lớn nhất.

Theo Monica Hsiao, các vụ vỡ nợ ở Trung Quốc có khả năng sẽ tăng lên đối với cả các công ty phát hành trái phiếu nội địa và nước ngoài trong năm tới, trong bối cảnh nguồn trợ cấp bị siết chặt và các phương tiện tài chính của những công ty nhà nước cùng chính quyền địa phương có thể gặp rủi ro. Hsiao hiện là CIO của quỹ phòng hộ Trida Capital. Các công ty bất động sản quốc gia – thường được coi là “lực lượng phòng vệ” cho nền kinh tế Trung Quốc, sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất.

Hsiao nhận định: “Chúng ta không nên cho rằng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã và đang nằm trong ‘vùng an toàn’, khi các điều kiện tiếp tục bị thắt chặt đối với công ty sử dụng đòn bẩy quá lớn mà không có mối quan hệ mật thiết về đối với các chính trị gia.”

Làn sóng M&A cũng khiến các công ty có bảng cân đối kế toán được mở rộng ở quy mô quá lớn rơi vào cảnh lao đao. Shandong Ruyi Technology, thực hiện một loạt các thương vụ mua lại ở nước ngoài, bao gồm nhà sản xuất áo khoác của Anh – Aquascutum, đã gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. MMI International – công ty có trụ sở tại Singapore cũng vỡ nợ, hiện đã được bán lại cho một tập đoàn của Trung Quốc có cổ phần trong đó.

Tại Ấn Độ, số lượng các công ty vỡ nợ đang trên đà chạm đến con số kỷ lục, chủ yếu là các vụ vỡ nợ trái phiếu định danh bằng đồng nội tệ và quốc tế, khi cơn khủng hoảng ngân hàng “ngầm” đã khiến cơ quan quản lý thắt chặt tín dụng. Trong khi ArcelorMittal đã giải quyết khoản nợ cho Essar Steel India, thì rất nhiều công ty khác còn đang phải vội vã thanh lý tài sản theo luật phá sản của Ấn Độ.

David Kidd – một nhân viên cấp cao tại Linklaters, nhận định: “Ấn Độ vẫn đang gặp khó khăn khi đối mặt với ‘núi’ nợ đang tồn đọng và hiện vẫn chưa có nhiều trường hợp được giải quyết ổn thoả.”

Tại Đông Nam Á, các công ty dầu khí vẫn “đau đầu” vì giá dầu giảm mạnh. Theo Kidd, số lượng vụ vỡ nợ ở Malaysia đã tăng bất ngờ và một số công ty phải tái cơ cấu nợ với các nhà cho vay.

Ngoài ra, mối liên hệ về thương mại với Trung Quốc ngày càng chặt chẽ của phần còn lại ở châu Á cũng khiến những quốc gia này dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế đại lục giảm tốc. Kidd cho hay: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm và khả năng vỡ nợ ngày càng lớn, có lẽ cũng là hiệu ứng lan tràn cho cả khu vực.”

RELATED ARTICLES

Tin mới