Saturday, December 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐâu là 'mặt trận' tiếp theo trong cuộc đối đầu Mỹ -...

Đâu là ‘mặt trận’ tiếp theo trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung?

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bắt nguồn từ cạnh tranh địa chính trị. Vì vậy, dù một thỏa thuận “đình chiến” có thể giúp giảm leo thang xung đột thương mại và củng cố tâm lý thị trường trong thời gian tới, nhưng cạnh tranh chiến lược nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Biểu tượng của Tập đoàn công nghệ Huawei. Ảnh: AFP/TTXVN

Trang mạng scmp.com ngày 25/12 nhận định dù hai nước có thể không bao giờ trở thành những người bạn tốt nhất, song xét trên khía cạnh lợi ích cá nhân, một cuộc “Chiến tranh Lạnh” Mỹ – Trung toàn diện cũng khó có thể xảy ra. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 cận kề, một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” với những mục tiêu dễ thực hiện có thể đạt được trong những tuần tới, cho phép các vấn đề khó khăn hơn (liên quan đến chuyển giao công nghệ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế) có thể được đẩy sang giai đoạn đàm phán trong tương lai.

Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm bớt tham vọng trong các chính sách công nghiệp của mình. Đặc biệt, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không đề cập đến dự án “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” trong bài phát biểu chính sách thường niên trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hồi tháng 3 vừa qua, còn các phương tiện truyền thông trong nước cũng ngừng thổi phồng dự án này quá mức. Hơn nữa, để tăng năng suất và đẩy mạnh đổi mới, Bắc Kinh được khuyến khích mở cửa thị trường vốn trong nước và tìm kiếm sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn – cả hai đều phù hợp với những yêu cầu chính của Washington.

Tuy nhiên, về lâu dài, nguy cơ đang gia tăng, và một cuộc tranh chấp thương mại có thể biến thành một cuộc chiến tranh giành quyền uy công nghệ và tài chính. Washington đã phóng “loạt đạn” đầu tiên, cụ thể là liệt tập đoàn công nghệ Huawei và các công ty công nghệ quan trọng khác của Trung Quốc vào “danh sách thực thể”.

Nhiều tính toán cũng đang được thực hiện để ngăn cản các quỹ hưu trí công cộng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc và ngăn việc niêm yết Tiếp nhận lưu chiểu Mỹ (ADR – một công cụ dùng để huy động vốn trên thị trường Mỹ và quốc tế) của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Về phần mình, Bắc Kinh đã lập danh sách thực thể của riêng mình và có lẽ, để trả đũa, đã gây áp lực với các công ty Mỹ đang làm ăn với Trung Quốc. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng lên kế hoạch phát hành loại tiền kỹ thuật số, được ngân hàng trung ương hậu thuẫn lần đầu tiên trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Thế trận trong lĩnh vực công nghệ và tài chính dường như đã được vạch ra. Hai bên – xuất phát từ các giá trị khác nhau cơ bản – khó có thể hòa giải trong dài hạn.

RELATED ARTICLES

Tin mới