Friday, November 15, 2024
Trang chủĐàm luậnĐừng trút bom đạn lên đầu những người dân vô tội!

Đừng trút bom đạn lên đầu những người dân vô tội!

Những ngày đầu năm 2020 khi tình hình biển Đông có phần tạm lắng dịu thì một điểm nóng trên trường quốc tế vừa bùng phát. Đó là vụ Tướng Q.Soleimani – Iran bị quân đội Mỹ sát hại.

Cuộc tiến công của Mỹ ở Iraq, khiến quan chức quân đội Iran thiệt mạng, có thể tạo ra một bước ngoặt tiềm ẩn nhiều rủi ro tại Trung Ðông và là một thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Iran. Hành động này có nguy cơ kích hoạt “thùng thuốc súng” ở Trung Ðông.

Trong cuộc không kích của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế ở thủ đô Baghdad của Iraq, Tướng Q.Soleimani thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã chết. Hiện tại tình trạng đối đầu Mỹ – Iran đã đến mức nguy hiểm. Trung Ðông đang đứng trước nguy cơ về một cuộc “chiến tranh nóng”. Chắc chắn Iran sẽ đáp trả mạnh mẽ, mặc dù cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế nhằm giảm căng thẳng.

Vậy là Iran đã mất đi một vị tư lệnh tài ba. Theo Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran: việc sát hại Thiếu tướng Soleimani là sai lầm lớn nhất của Washington tại Tây Á. Hội đồng này cảnh báo Mỹ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do những của tính toán sai lầm này. Quân đội Iran đã triển khai máy bay chiến đấu F-14 tới khu vực biên giới nước này.

Ðại giáo chủ Iran A.Khamenei tuyên bố sẽ “trả đũa mạnh tay” đối với vụ không kích của Mỹ. Tehran cảnh báo đáp trả chính thức ở cấp độ quốc tế để buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ không kích. Còn các tổ chức ủng hộ Iran ở khu vực kêu gọi trả thù cho Tướng Soleimani. Tổ chức Badr, lực lượng dân quân đầy sức mạnh ở Iraq đã tuyên bố trục xuất binh sĩ nước ngoài.

Mỹ đã giải thích tại sao lại tiến hành vụ không kích tại sân bay ở Baghdad.Theo đó, nguyên nhân do Tướng Soleimaniâm mưu thực hiện các vụ tiến công nhằm vào nhà ngoại giao và nhân viên quân sự Mỹ. Vụ ném bom của không quân Mỹ rõ ràng là hành động trả đũa sau vụ một nhà thầu Mỹ chết tại Iraq.

Không phải là bây giờ, từ lâu Mỹ và Iran đã có chuỗi hành động “ăn miếng trả miếng” nhằm đáp trả lẫn nhau. Dư luận thế giới không ngạc nhiên về chuyện này, một khi cả hai bên đều xác định rõ kẻ thù của nhau, đối tượng tác chiến của quân đội hai nước. Có điều đây là lần đầu Mỹ tấn công một nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng ở Iran. Ngay lập tức Iran đã tuyên bố “nợ máu phải trả máu”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Iran đã treo lá cờ đỏ tại nhà thờ Hồi giáo Jamkarān. Hành động này được cho là chuẩn bị trước một trận chiến lớn.

Về phía Mỹ, Tổng thống D.Trump cũng đã có những bước chuẩn bị sẵn sàng đối phó “sự trút giận” từ Iran. Ông tuyên bố sẽ nhắm vào 52 mục tiêu nếu I ran có hành động trả đũa. Gần 3.000 binh sĩ Mỹ từ Sư đoàn không vận 82 đã được triển khai bổ sung tới Trung Ðông, như một biện pháp phòng ngừa, nhằm sẵn sàng đáp trả các mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các lực lượng Mỹ tại khu vực.

Trước những diễn biến leo thang căng thẳng ở Trung Ðông, dư luận quốc tế hết sức lo ngại.Tổng Thư ký Liên hợp quốc A.Guterres kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, vụ không kích của Mỹ khiến Tướng Q.Soleimani thiệt mạng có nguy cơ “đổ thêm dầu” vào “chảo lửa Trung Ðông”. Còn tại Mỹ cũng có những bất đồng trong nội bộ chính quyền. Nhiều nhà lập pháp đảng Dân chủ chỉ trích cuộc tiến công là “liều lĩnh”, đồng thời cảnh báo về sự leo thang căng thẳng nguy hiểm với Iran. Có nghị sĩ kêu gọi Quốc hội hành động ngay lập tức nhằm kiềm chế thẩm quyền quân sự của Tổng thống D.Trump.

Hôm 4/1, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại thủ đô Washington, New York và trên khắp nước Mỹ, với các khẩu hiệu phản đối chiến tranh, hay kêu gọi Mỹ đứng ngoài Trung Đông. Ngay trước Nhà Trắng, khoảng 200 người đã tham gia biểu tình, giương cao khẩu hiệu: “Mỹ hãy rút khỏi Iraq ngay bây giờ! Không chiến tranh và không trừng phạt chống Iran”. Những người biểu tình cũng tập trung ở Chicago ngay trước toàn tháp Trump. Những người biểu tình cho biết, họ không cho phép đất nước bị cuốn vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa nào nữa và chiến tranh không phải là một chiến lược để tái đắc cử.

Về phía các đồng minh tham gia liên quân chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ đứng đầu đang tỏ rõ sự lo ngại về nguy cơ an ninh mới. Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo, vòng xoáy bạo lực ở Iraqcần được ngăn chặn trước khi vượt tầm kiểm soát. Khu vực đại bản doanh của liên minh quân sự chống IS ở Iraqcũng hạn chế các hoạt động ở mặt đất và trên không. Quân đội Ðức tạm ngừng công việc huấn luyện cho lực lượng an ninh của chính phủ và người Cuốc ở Iraq. Italy nâng mức cảnh báo tối đa tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Ðức cho biết sẽ cùng Anh, Pháp để tìm ra cách thức làm dịu tình hình hiện nay.

Những cái đầu bốc lửa hãy dịu lại! Hãy đừng trút bom đạn lên đầu những người dân vô tội.

RELATED ARTICLES

Tin mới