Các đội vũ trang dưới danh nghĩa dân quân biển của Trung Quốc đã xuất hiện từ năm 1962, cách đây gần 60 năm. Và nó đã xuất hiện ngay tại vùng biển Đà Nẵng, Việt Nam, chứ không phải nơi nào xa lạ.
Từ đó đến nay Trung quốc liên tục tiến hành các hoạt động quấy phá, gây rối, đe dọa, xâm chiếm các thực thể tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đến năm 1988, bất ngờ nổ súng chiếm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến tại Gạc Ma, 68 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh.
Từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên giẵm lên luật pháp, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Họ đã cho cải tạo 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven.
Cùng với đó Trung Quốc liên tục có những hành động uy hiếp, bắt nạt các nước nhỏ, trong khi vẫn luôn mồm nói về tình hữu nghị, tình đồng chí, về “gác tranh chấp cùng khai thác”. Vì vậy chủ đích của họ là biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp để lợi dụng sự nhá nhem đó cưỡng chiếm đảo của các nước khác.
Một số hành động trắng trợn mà người dân Việt Nam không thể nào quên là Trung Quốc đã cho cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 vào năm 2011 và Viking II năm 2013.Năm 2014 đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam; đưa tàu Địa chất Hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019.
Các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Philippines cũng bị Trung Quốc xâm chiếm, đe dọa chủ quyền, cản trở các hoạt động kinh tế. Không chỉ có “nước nhỏ”, các “nước lớn”, điển hình là Mỹ cũng bị “chọc giận”. Các tàu nghiên cứu khoa học hay tàu quân sự của Mỹ UNS Impeccable (năm 2009), USS Lassen (2015) đã bị tàu Trung Quốc cản trở, gây rối.
Sự kiện mới nhất, hôm 30/12, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, nước này đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc, bởi tuyên bố chủ quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở Biển Đông là “không có cơ sở pháp lý” và “không bao giờ được công nhận theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc.Tuyên bố này được đưa ra sau khi Jakarta cáo buộc Bắc Kinh điều tàu hải cảnh xâm nhập trái phép vào vùng biển ở đảo Natuna, bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Nước này cũng triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ thái độ phản đối.
Bắc Kinh cũng liên tục tìm cách đưa các sản phẩm có “đường lưỡi bò” vào lãnh thổ các nước. Tuy nhiên đã bị phát hiện và chính quyền các nước phát hiện, ngăn cấm.Thế là tham bát bỏ mâm, các quốc gia đã tìm mọi cách để dè chừng sản phẩm “Made in China”. Mục tiêu lớn đưa hàng Trung Quốc ra thế giới mà Bắc Kinh kỳ vọng đã bị ngáng trở.
Đường đến ngôi cao bá chủ còn xa nhưng trước mắt là Trung Quốc bị mất uy tín trên trường quốc tế. Tại các diễn đàn ngoại giao, nước này bị cô lập về vấn đề biển Đông. Các phát ngôn của giới cầm quyền Bắc Kinh về biển Đông đã trở nên nhàm chán vì bất chấp lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế, roc nhất là Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOC) năm 1982. Nói không đi đôi với làm đã khiếncho căng thẳng liên tục leo thang trên biển Đông.
Sự ngang ngược, đổi trắng thay đen của Trung Nam Hải khiến cho không chỉ các nhà bình luận quốc tế mà giới nghiên cứu Trung Quốc cũng cho rằng Bắc Kinh đang ngày càng lún sâu và những sai phạm. Nhiều học giả dã thẳng thắn bày tỏ quan điểm, có người cho rằng, cái kiểu vẽ “đường lưỡi bò”vào tận cửa nhà người ta thực ra là thái độ của những kẻ vô học.
Năm 2020 đã đến. Nếu như vẫn tiếp tục chiến lược cũ, hành xử thô bạo, phớt lờ công luận và phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ tại Lahaye 2016 bác bỏ“đường lưỡi bò” thì cộng đồng quốc tế sẽ còn lên án và cô lập Trung Quốc.
Quay đầu lại là bờ. Liệu “người bơi” trên sóng biển của nước khác lại làm điều càn quấy có nhớ lời dặn của tiền nhân?