Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHải quân Australia đang chuẩn bị thanh lý khinh hạm lớp Oliver...

Hải quân Australia đang chuẩn bị thanh lý khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry và cơ hội cho các nước ASEAN

Hải quân Hoàng gia Australia sẽ thay thế toàn bộ khinh hạm lớp Oliver Harzard Perry bằng khu trục hạm Aegis lớp Hobart. Để giam chi phí tháo dỡ và bảo dưỡng không cần thiết, Australia đang “đánh tiếng” ưu tiến bán giá rẻ cho các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm giúp họ bảo đảm tốt hơn chủ quyền trên biển.

Theo thông tin trên, nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang tiến hành loại biên lớp khinh hạm cỡ lớn Oliver Harzard Perry sau khi chúng đã phục vụ đủ theo thời hạn thiết kế, điển hình cho trường hợp này chính là Hải quân Mỹ và Australia. Tuy nhiên do có kết cấu rất bền chắc cho nên nếu được sửa chữa và nâng cấp thì chúng vẫn đủ khả năng phục vụ thêm một thời gian nữa. Hiện tại toàn bộ các khinh hạm Oliver Harzard Perry đã được Mỹ cho nghỉ hưu và lưu trữ tại căn cứ hải quân Philadelphia để sẵn sàng bán lại cho những nước nào quan tâm.

Trong tương lai gần, Hải quân Hoàng gia Australia sẽ thay thế toàn bộ khinh hạm lớp Oliver Harzard Perry bằng khu trục hạm Aegis lớp Hobart, vì vậy để tránh tiền tháo dỡ hay bảo dưỡng mà họ đã đánh tiếng sẵn sàng bán giá rất rẻ cho ai quan tâm. Theo thông tin mới nhất, Hải quân Australia đã đưa tàu hộ vệ tên lửa HMAS Melbourne và HMAS Newcastle vào danh sách bán thanh lý, chính phủ quốc gia này cho biết sẽ ưu tiên các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương nhằm giúp họ bảo đảm tốt hơn chủ quyền trên biển.

Trước đó, Tạp chí Jane’s Defense Weekly (26/10/2019) đăng tải thông tin cho biết, tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường cuối cùng thuộc lớp Adelaide mang tên HMAS Melbourne của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) đã ngừng hoạt động trong một buổi lễ được tổ chức tại cảng nhà Fleet Base East, Garden Island ở Sydney. Bộ Quốc phòng Australia (DoD) cho biết, trong 27 năm phục vụ, chiến chiến hạm 4.260 tấn (số hiệu 05) đã được “triển khai hoạt động đến Trung Đông 8 lần và nhận vinh dự chiến đấu cho nhiệm vụ ở Đông Timor, Vịnh Ba Tư và Trung Đông”.

Được biết khinh hạm lớp Adelaide của Hải quân Australia là một biến thể của lớp Oliver Hazard Perry do nước này đóng theo giấy phép và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ. Nhiều khả năng sau khi loại biên thì Australia sẽ bán lại với giá rẻ cho một quốc gia nào đó quan tâm. Đây có thể xem như cơ hội lớn đối với những đối tác có quan hệ quốc phòng với Australia, đặc biệt khi so sánh với đơn giá 150 triệu USD của một chiếc Oliver Hazard Perry khác đó là tàu USS Robert G. Bradley (FFG-49) vừa được Mỹ bán lại cho Bahrain.

Khinh hạm hạng nặng lớp Oliver Hazard Perry ra đời từ thập niên1970 với mục đích bảo vệ nhóm tàu đổ bộ, nằm trong biên đội hộ tống tàu sân bay, tuần tra bảo vệ lãnh hải. Chúng được chế tạo với yêu cầu giá thành không quá đắt để đủ sức thay thế các tàu khu trục cũ cũng như khinh hạm lớpKnox đã lạc hậu. Tổng cộng 71 tàu thuộc lớp Oliver Hazard Perry đã được đóng mới trong giai đoạn 1977 – 2004, hiện tại hải quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ lớp khinh hạm này. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn gần 20 chiếc Oliver Hazard Perry khác đang phục vụ trong quân đội các quốc gia khác trên thế giới dưới dạng chuyển giao hoặc đóng tại chỗ.

Với chiều dài 136 m, chiều rộng 14 m, lượng giãn nước đầy tải 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người, Oliver Hazard Perry có thể được xếp vàophân lớp khu trục hạm cỡ nhỏ. Trái tim của tàu là 2 động cơ General Electric LM2500-30, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 4.500 hải lý khi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu.

Tàu được trang bị các hệ thống radar trinh sát đường không AN/SPS-49(V)5 có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm 460km, radar trinh sát mặt biển AN/SPS-55, đài radar định vị, thiết bị thông tin liên lạc… Để hỗ trợ nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm, lớp Oliver Hazard Perry trang bị hệ thống chiến đấu săn ngầm AN/SQQ-89(CV)2. Hệ thống này được tích hợp: hệ thống định vị thủy âm chủ động – bị động gắn dưới thân tàu và kéo rê phía sau tàu. 

Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế để đảm nhiệm các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Trong đó, để tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước, Oliver Hazard Perry trang bị pháo hạm Oto Melara Mk75 cỡ 76mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần ở cự ly tối đa 16km. Khi cần, pháo Mk75 cũng có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn tới 12km. Hỏa lực diệt hạm chủ lực của tàu là tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) được phóng đi từ bệ phóng Mk 13. 

Ngoài SM-1MR, tàu Oliver Hazard Perry còn trang bị tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Phalanx Mk15 Block 1B (tầm bắn 1.500m) cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm và chống máy bay tầm thấp. Để thực hiện nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm, Oliver Hazard Perry trang bị 2 cụm máy phóng MK32 bắn ngư lôi hạng nhẹ Mk46 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 11km) và ngư lôi hạng nặng Mk50 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 15km). 

Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Hải quân Mỹ đã tiến hành gỡ bỏ hầu hết các bệ phóng Mk13, hệ thống tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và tên lửa đối không SM-1MR trên tàu. Như vậy, Oliver Hazard Perry mất hoàn toàn khả năng phòng không tầm trung và tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm xa. Với “những gì còn lại” (chỉ gồm pháo hạm và pháo phòng không), vai trò của Oliver Hazard Perry chỉ đơn thuần là làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, có thể tham gia tiêu diệt tàu chiến tàu đổ bộ đối phương ở tầm gần.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, ý tưởng mua lại các chiến hạm trên đã từng xuất hiện, nhưng do khi đó Việt Nam vẫn bị cấm vận vũ khí sát thương nên nếu được chuyển giao Việt Nam sẽ chỉ có khung vỏ tàu, còn toàn bộ radar, vũ khí sẽ phải tìm từ nguồn khác, điều này gây gia tăng chi phí cũng như không đảm bảo sự đồng bộ. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, Việt Nam đã có thể đề nghị phía Mỹ nâng cấp sau đó bán lại cho mình lớp khinh hạm này.

Trong trường hợp kế hoạch được triển khai, Việt Nam nên học tập Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách lắp bệ phóng thẳng đứng Mk 41 thay cho Mk 13 để phóng được tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, hay lắp bổ sung bệ phóng Mk 141 của tên lửa Harpoon vào vị trí sau tháp radar, do loại đạn chống hạm này nhiều khả năng sẽ được Việt Nam mua về cùng P-3C. Nếu được hiện đại hóa theo cấu hình trên, các tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry sẽ có hỏa lực tương đối mạnh, đảm bảo được năng lực tác chiến cả trong hiện tại lẫn tương lai. Lượng giãn nước lớn, dự trữ hành trình dài ngày cũng giúp tàu hiện diện thường xuyên hơn ngoài khơi để tăng cường năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

Do vậy mua lại khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry là một phương án nên được Hải quân Việt Nam cân nhắc, đánh giá để có thể triển khai vào thời điểm phù hợp, nhất là khi hiện nay mọi rào cản đã được gỡ bỏ.

RELATED ARTICLES

Tin mới