Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại phản ứng của các bên liên quan xung quanh diễn...

Nhìn lại phản ứng của các bên liên quan xung quanh diễn biến căng thẳng giữa tàu thuyền Indonesia và TQ tại quần đảo Natura

Căng thẳng quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc liên quan các hoạt động của tàu thuyền hai nước tại khu vực quần đảo Natura những ngày qua đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận các nước.

Phản ứng của Indonesia

(1) Bộ Ngoại giao Indonesia hôm 30/12/2019 đã ra tuyên bố phản đối việc các tàu tuần tra biển Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở gần quần đảo Natuna, cho rằng “đây là sự xâm phạm chủ quyền”. Ông cũng nói Indonesia sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” do Trung Quốc tự ý hoạch định vì điều này vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1882 (UNCLOS). Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Indonesia nhắc lại rằng Indonesia không phải là nước yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và không có vùng biển có quyền tài phán chồng lấn với Trung Quốc. Tuy nhiên, trên bản đồ “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc tự vẽ, quần đảo Natuna của Indonesia được coi là thuộc vùng biển của Trung Quốc. Với tư cách là một trong những nước thành viên tham gia của UNCLOS, Trung Quốc cần tuân thủ Công ước này. Bộ Ngoại giao Indonesia cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tiêu Thiên tới giao thiệp và trao công hàm phản đối chính thức về vụ việc này.

(2) Bộ Quốc phòng Indonesia hôm 06/01/2020 đã điều động bổ sung 4 tàu chiến tới vùng biển thuộc quần đảo Natuna để đối phó với 3 tàu hải cảnh và hàng chục tàu đánh cá Trung Quốc, sau khi những tàu này từ chối rời khỏi khu vực Natuna. Quyết định trên nâng số đội tàu thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại đây lên con số 8, cùng hàng trăm binh sĩ.Bên cạnh tàu chiến, khoảng 120 ngư dân Indonesia cũng chuẩn bị đến Natuna đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ quyền chủ quyền trong khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế của nước mình.Ngư dân Indonesia đánh bắt gần Natuna cuối tháng 12 trình báo cơ quan chức năng rằng họ nhìn thấy tàu tuần duyên Trung Quốc nhiều lần hộ tống tàu cá nước này xuất hiện tại đây.Hải quân với không quân Indonesia đang phối hợp tuần tra. Họ phát hiện 30 điểm có tàu cá Trung Quốc, tàu tuần duyên cũng có mặt.

(3) Trong một tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ hiếm thấy phát đi hôm 06/01/2020, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng “không có thương lượng nào” về vấn đề chủ quyền. Indonesia đã cử thêm tàu chiến và tàu cá, chở theo khoảng 120 ngư dân từ đảo Java ra khu vực Natura để bảo vệ lực lượng của mình trước các tàu Trung Quốc, Bộ trưởng an ninh Indonesia Mahfud MD cho biết. Bà Susi Pudjiastuti, cựu Bộ trưởng các vấn đề biển và nghề cá của Indonesia, thúc giục chính phủ lần này phải hành động cứng rắn. “Khi ai đó đầu tư vào Indonesia, chúng ta tôn trọng họ. Khi ai đó ăn cắp, chúng ta phải bắt và đánh chìm”, bà Pudjiastuti viết trên Twitter.

(4)Khoảng 1.000 người biểu tình hôm 27/12/2019, chủ yếu là người Hồi giáo đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta, trong cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh đàn áp các nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của chính quyền Trung Quốc. Cùng với Indonesia, Chính phủ Malaysia đã chỉ định một viện quốc tế để tiến hành một nghiên cứu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah cho biết, Viện Tư tưởng và Văn minh Hồi giáo Quốc tế (ISTAC) đã được giao nhiệm vụ viết một báo cáo chi tiết về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

(5) Báo chí Indonesia phản đối hành động của Bắc Kinh, công bố thông tin về việc nhiều ngư dân Indonesia đã phát hiện ra rằng tàu tuần tra biển của Trung Quốc gần đây đã nhiều lần hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng biển của Indonesia. Các ngư dân đã thông báo tình hình cho Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia. Bộ Ngoại giao Indonesia nhắc lại rằng Indonesia là một quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông và không có vùng biển có quyền tài phán chồng lấn với Trung Quốc. Theo The Jakarta Post hôm 30/12/2019, Hồ sơ của Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 19 – 24/12/2019, ít nhất 63 tàu cảnh sát biển và tàu đánh cá của Trung Quốc, trong đó có hàng chục tàu hải cảnh đã tự ý xâm nhập vào vùng biển Natuna của tỉnh quần đảo Riau mà không được phép. Cục An ninh Hàng hải đã cử tàu tới khu vực này giám sát và thông báo cho Bộ Ngoại giao Indonesia về phát hiện này để họ áp dụng hành động ngoại giao phù hợp.

Phản ứng của Trung Quốc

(1) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra các tuyên bố bác bỏ các cáo buộc của Indonesia. Bắc Kinh cho rằng khu vực quần đảo Natura là ngư trường truyền thống của họ, và rằng các tàu hải cảnh của nước này đang thực hiện “hoạt động tuần tra bình thường để duy trì trật tự”, nhưng quần đảo Natura nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hai nước nên giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.

(2) Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta hôm 06/01/2020 đã phát đi cảnh báo công dân nước này cẩn thận, trong bối cảnh nhiều người Indonesia đang xuống đường phản đối Trung Quốc vì căng thẳng trên biển. Trong tuyên bố phát đi hôm qua, Đại sứ quán Trung Quốc nói: “Các công dân và tổ chức Trung Quốc ở Indonesia nên tăng cường cảnh giác và gia tăng các biện pháp an ninh trong khi theo dõi sát sao tình hình ở địa phương và tránh tụ tập ở những nơi đông người”. Không nói rõ vấn đề gì, Đại sứ quán Trung Quốc chỉ cho biết cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh biểu tình gia tăng ở Indonesia. Cảnh báo có hiệu lực đến cuối tháng 01.

RELATED ARTICLES

Tin mới