Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaQuan hệ Mỹ - EU: Bên bờ sụp đổ cho tình hữu...

Quan hệ Mỹ – EU: Bên bờ sụp đổ cho tình hữu nghị song phương

Thời gian gần đây, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU ngày càng có nhiều dấu hiệu rạn nứt, chủ yếu là do mâu thuẫn và xung đột giữa lợi và hại của hai bên ngày càng gay gắt.

Việc quan hệ Mỹ – EU xuất hiện cục diện mâu thuẫn gay gắt, bất đồng nổi rõ, chỉ trích lẫn nhau, đối lập công khai sau khi Donald Trump lên làm Tổng thống là do ân oán tích lũy trong nhiều năm qua tạo thành. Từ ý nghĩa nhất định, cũng là ảnh hưởng còn sót lại của việc Anh rời khỏi EU và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xuất phát từ lợi ích cá nhân, trước tiên Chính quyền Obama cùng các nước EU do Đức, Pháp giữ vai trò chủ đạo, tích cực can dự vào cuộc trưng cầu ý dân của Anh, ngăn cản nước này rời khỏi EU; sau khi không thành công, lại cùng với các nước EU ủng hộ ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Khi Donald Trump thắng cử, Obama đích thân thuyết phục Angela Merkel tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thủ tướng Đức tiếp theo, còn nói rằng thế giới tự do của phương Tây cần có bà, ông không thể tìm được đối tác nào ổn định hơn và đáng tin cậy hơn Merkel. Nhiều năm qua, Donald Trump luôn nhận định các nước đồng minh như Đức đã lợi dụng Mỹ, và trong bài phát biểu nhậm chức có nói sẽ quyết tâm lấy lại tất cả, điều này đang càng thúc đẩy Donald Trump quyết định đi con đường phản đối Obama. Khi vừa lên cầm quyền, ông đã ủng hộ Anh rời khỏi EU, tập trung công kích Đức, mỉa mai chính sách của EU đối với châu Âu.

Việc quan hệ Mỹ – EU liên tục căng thẳng, sắp đi đến rạn nứt có những yếu tố chính sau:

Đầu tiên, mối đe dọa an ninh chung tan biến, làm cho cơ sở tồn tại của liên minh quân sự Mỹ – EU bị tác động. Ngày 13/11/2016, trước khi Donald Trump đắc cử và trở thành tổng thống, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger từng nói với phóng viên của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) rằng: “Rất nhiều quan hệ đồng minh được tạo ra trong thời Liên Xô được coi là mối đe dọa rất lớn. Hiện nay đã tiến vào thời đại mới, nội dung của mối đe dọa đã khác. Chỉ từ điểm này có thể thấy cần phải xem xét lại tất cả các quan hệ đồng minh”. Ông đặt lợi ích thực tế của Mỹ lên trên quan hệ đồng minh có cùng quan niệm giá trị, xem xét quan hệ Mỹ – EU dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá. Từ trước đến nay, Mỹ luôn áp dụng sách lược “chia để trị” đối với EU, khi vừa lên cầm quyền Donald Trump đã chĩa mũi dùi công kích vào Đức, phê phán Merkel đã phạm phải sai lầm rất lớn trong vấn đề người nhập cư. EU đã trở thành công cụ của Đức, Đức không tăng ngân sách quốc phòng nhưng lại đầu tư vào đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga… Mục đích của những hành động này là muốn lôi kéo một số nước ở Trung-Đông-Âu, thậm chí là Nam Âu vốn bất mãn với Đức trong các công việc của châu Âu, cơ bản là không hài lòng đối với công việc quan trọng của EU do Đức chủ đạo. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là cố gắng kiềm chế tình hình Đức tái trỗi dậy, một lần nữa trở thành nước đứng đầu châu Âu. Trong bài phát biểu gần đây của mình, Thủ tướng Merkel cho rằng “Thời gian để chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào người khác đã kết thúc ở mức độ nào đó, người châu Âu phải nắm lấy vận mệnh của mình”. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, nó cho thấy sự biến mất của mối đe dọa chung, quan hệ đồng minh cũng khó có thể tiếp tục.

Thứ hai, bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị ngày càng gay gắt. Việc có rất nhiều học giả trên thế giới đều quy kết bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị cho sự tranh cãi giữa chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa đa phương, trên thực tế là không chuẩn xác. Vì tất cả các nước đều tiến hành (Mỹ, EU cũng không ngoại lệ) đều áp dụng chủ nghĩa đơn phương hoặc đa phương trong trao đổi đối ngoại, tất cả đều xem xét dựa trên nhu cầu và khả năng của mình, nên rất khó nói là đúng hay sai. Tuy Mỹ bị chỉ trích là thực hiện chủ nghĩa đơn phương, nhưng đến nay vẫn đang kiểm soát NATO, tổ chức các quốc gia châu Mỹ, bảo vệ nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Còn EU chủ trương thực hiện chủ nghĩa đa phương đã buộc Hungary với tư cách là nước thành viên EU phải ngừng khởi công xây dựng đường sắt với các nước không phải là thành viên; luôn canh cánh trong lòng đối với hoạt động của hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo 16 nước Trung-Đông-Âu và Trung Quốc (16+1). Không những vậy, Anh rời khỏi EU và Donald Trump được bầu làm tổng thống đều là kết quả của việc Mỹ và EU thúc đẩy toàn cầu hóa, nhất thế hóa chủ nghĩa tư bản, đi đến mặt trái của nó, gây chia rẽ xã hội trong những năm gần đây. Nguyên nhân lớn nhất khiến Anh rời khỏi EU là rất nhiều người Anh nhận định nhất thể hóa làm tổn hại lợi ích của họ, tìm cách giành lại chủ quyền từ EU. Không ít quốc gia trong EU cũng vì thúc đẩy nhất thể hóa mà nổi lên trào lưu và chính đảng chủ trương trở về quốc gia dân chủ có chủ quyền hoàn toàn. Khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Donald Trump cũng đề cập đến chủ quyền, cho rằng các nước nên thực hiện chính sách ưu tiên lợi ích của nước mình, tiếp đến công khai cho rằng Mỹ ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Việc ông làm như vậy rõ ràng là nhằm vào Liên hợp quốc – cơ chế đa phương có uy quyền nhất, vẫn là thực tế – lấy quốc gia và dân tộc có chủ quyền làm cơ sở, lừa dối mọi người, che giấu thực chất Mỹ đang thúc đẩy chủ nghĩa bá quyền. Ngoài ra, sự bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị nằm ở sự tranh cãi giữa chủ nghĩa sắc tộc và quản lý toàn cầu (bao gồm cả nhất thể hóa, toàn cầu hóa). Đều là kết quả của xu hướng thế giới chủ nghĩa tự do phương Tây hiện nay đang tiến vào thời kỳ suy thoái. Sự bất đồng này không thể hàn gắn trong thời gian ngắn.

Thứ ba, sự khác biệt về chính sách ngoại giao của Mỹ và EU đã làm gay gắt hơn nữa mâu thuẫn giữa hai bên. Mỹ dựa vào sức mạnh tổng hợp hùng mạnh của mình để thực hiện một cách nhất quán ngoại giao thực lực, khoa chân múa tay, chỉ trích can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trong đó có các nước đồng minh; dễ dàng thực hiện các biện pháp trừng phạt vô cớ đối với nhiều nước đang phát triển, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, lật đổ chính quyền hợp pháp. Các nước EU trừ các nước thực dân lâu đời như Anh, Pháp… phải hứng chịu nhiều tai họa đau thương trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ chối làm theo Mỹ thực hiện cuộc chiến nhằm vào các khu vực như Đông Á, Bắc Phi…, đều bị Mỹ chỉ trích và gây sức ép. Sau khi lên cầm quyền, Donald Trump đã đẩy mạnh hơn nữa việc thúc đẩy ngoại giao thực lực. Ông nhận định chỉ cần Mỹ có sức mạnh quân sự hùng mạnh đủ để đe dọa bất kỳ nước nào, thì có thể muốn làm gì thì làm về ngoại giao, đến các công việc liên quan đến sự an nguy và lợi ích của các nước đồng minh cũng không quan tâm. Ví dụ như rút khỏi Hiệp định Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu, Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), điều chỉnh bố trí quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Đông, rút khỏi lực lượng tác chiến đồn trú ở Syria, cắt giảm quân số ở Iraq…, Mỹ đều không bàn bạc với các nước đồng minh. Ngoài ra, xuất phát từ xem xét tình hình chính trị trong nước, không quan tâm đến sự phản đối của các bên trong đó có các nước đồng minh, ngang nhiên đi ngược lại nhận thức chung của thế giới, Mỹ tuyên bố thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời đại sứ quán của nước này đến đó, thừa nhận chủ quyền của Cao nguyên Golan thuộc về Israel…, đây chính là biểu hiện của việc thúc đẩy chính trị cường quyền. Đến các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng khó có thể chấp nhận những biện pháp này, làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và EU gay gắt chưa từng có, đối lập công khai.

Thứ tư, xung đột lợi ích kinh tế giữa Mỹ và EU ngày càng gay gắt. Mỹ là quốc gia phát triển lớn nhất thế giới, EU là khối có sức mạnh tổng hợp hùng mạnh nhất thế giới và các nước phát triển hợp thành. Vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ 20 và 21, tổng lượng kinh tế hai bên cơ bản ngang bằng. Đầu thế kỷ 21, EU bắt đầu thực hiện tiền tệ thống nhất, xây dựng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), điều này đã tác động rất lớn đến đồng USD chiếm vai trò chủ đạo trong hệ thống tiền tệ quốc tế từ lâu nay. Sau đó, Mỹ chưa từng ngừng tận dụng các biện pháp như tỷ giá hối đoái để tấn công đồng euro, tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của đồng tiền này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 đã gây ra cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và EU. Trải qua hơn 10 năm đọ sức, đồng euro đã có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế, luôn chiếm hơn 20% trong tổng mức tiền tệ quốc tế, vị trí đồng tiền quốc tế lớn thế hai thế giới.

Do sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật về cơ bản là ngang bằng nhau, nên va chạm thương mại hàng hóa giữa Mỹ và EU luôn diễn ra. Trong tình hình toàn cầu hóa do các nước chủ nghĩa tư bản giữ chủ đạo quét qua toàn cầu, cạnh tranh gay gắt chưa từng có, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU cũng ngày càng gay gắt. Tuy hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để ký hiệp định thương mại tự do nhưng đều thất bại. Chính quyền Donald Trump lấy tìm kiếm lợi ích kinh tế thự tế làm quốc sách, đối diện với Đức lấy thị trường chung châu Âu làm chỗ dựa có ưu thế rõ ràng trong các nước tư bản, trở thành nước có xuất siêu thương mại nhiều nhất thế giới, quyết định không thể để vấn đề tiếp tục diễn ra. Với biện pháp chủ yếu là áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, Chính quyền Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại mới với EU. Hai bên liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt và trả đũa lẫn nhau. Cuộc đàm phán được khởi động để ký hiệp định thương mại mới giữa hai bên, lại vì bất đồng trong nội bộ EU. Pháp kiên quyết gạt thương mại nông sản ra ngoài, còn Mỹ để phân hóa Đức và Pháp, không đồng ý yêu cầu của Pháp. Triển vọng đàm phán khiến mọi người quan ngại, lo ngại giống nhiều cuộc đàm phán trước đây đều kết thúc mà không đạt được kết quả gì.

Từ tình hình nêu trên không khó nhận thấy sự bất đồng giữa Mỹ và EU trên các phương diện như chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự và ngoại giao đều rất nghiêm trọng, đấu tranh gay gắt. Tuy nhiên, quan hệ đồng minh trong nhiều năm qua lại khiến hai bên có mối liên hệ chằng chịt. Hiện nay, quan hệ Mỹ – EU đã không còn là đồng minh, nhưng vẫn là đối tác vừa cạnh tranh vừa hợp tác, e rằng điều này sẽ tiếp diễn trong thời gian tương đối dài, đến khi cục diện địa kinh tế – chính trị toàn cầu có những thay đổi hoàn toàn.

RELATED ARTICLES

Tin mới