Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao Indonesia cứng rắn, cương quyết đối với các tuyên bố...

Vì sao Indonesia cứng rắn, cương quyết đối với các tuyên bố chủ quyền của TQ ở Natuna?

Vừa qua, Indonesia liên tục có các hành động thể hiện sự cứng rắn, cương quyết đối với Trung Quốc ở vùng biển Natuna, như triển khai tàu chiến, máy bay chiến đầu, các lực lượng chấp pháp và quân đội đến vùng biển này.

Ví trị địa lý và lịch sử của Natuna

Quần đảo Natuna là một chuỗi gồm 270 đảo nằm ở phía Nam Biển Đông, ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Đảo lớn nhất là Natunar Besar. Hiện chủ quyền quần đảo thuộc về Indonesia. Đảo có dân số khoảng 100.000 người, có nhiều tài nguyên như thủy sản, khí đốt… và một hệ sinh thái rất đa dạng. Đây được coi là biểu tượng của quốc gia nghìn đảo này. Indonesia là nước quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 17.000 hòn đảo, có bờ biển dài 92.000 km, đứng thứ hai thế giới sau Canada. Eo biển Malacca giữa Indonesia, Singapore và Malaysia là cửa ngõ giao thương của châu Á. Tuyến đường biển qua Malacca là đường biển kết nối chính giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Giá trị chiến lược của eo biển Malacca càng tăng lên khi kênh đào Suez được mở vào năm 1869, rút ngắn khoảng cách đường biển giữa châu Âu và Viễn Đông xuống còn 1/3 và làm tăng sự nhộn nhịp của Eo biển Malacca. Eo biển Sunda và Eo biển Lombok nhỏ hơn Malacca nhưng cũng quan trọng trong việc kết nối giao thương đường biển từ Biển Đông, qua biển Java và Ấn Độ Dương. Hàng năm có khoảng 2.280 tàu chạy qua Eo biển Sunda vận chuyển khoảng 100 triệu tấn hàng hóa trị giá 5 tỷ USD, trong khi hơn 240 tàu chạy qua Eo biển Lombok vận chuyển khoảng 36 triệu tấn hàng trị giá 40 triệu USD.

Lập luận của Jakarta về Natuna và hệ lụy từ chính các hành vi của TQ

Jakarta cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông đã bị bác bỏ vào năm 2016 sau khi Philippines đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan. Trung Quốc đến nay vẫn không chấp nhận phán quyết này. Indonesia đã nhiều lần va chạm với Trung Quốc liên quan đến vấn đề quyền đánh cá xung quanh quần đảo Natuna. Indonesia cũng bắt giữ các ngư dân Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự tại đây. Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thắn phê phán, “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS và đặc biệt là nêu lại phán quyết năm 2016. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 31/12/2019 ngang nhiên nói rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển lân cận quần đảo Trường Sa, ám chỉ ngoài khơi quần đảo Natuna nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa. “Yêu sách của Trung Quốc với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận”, Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố và nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường 9 đoạn”. Theo quy định của UNCLOS thì khu vực Natuna nằm trong EEZ của Indonesia, tuy nhiên Trung Quốc cho rằng vùng nước quanh Natuna rất giàu tiềm năng dầu mỏ, khí đốt này thuộc “đường chín đoạn”. Trung Quốc viện cớ rằng, Trung Quốc có “quyền lịch sử” đối với tất cả các vùng nước và thực thể bên trong “đường chín đoạn”. Năm 2015 Indonesia cũng đã chính thức lên tiếng bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Nhận định của giới chuyên gia

Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu và quốc tế ở Jakarta Evan Laksmana cho rằng, mức độ cứng rắn từ Indonesia là một động thái rất lâu rồi mới có của Jakarta. “Trong các sự cố tương tự trước đây, Jakarta đều bày tỏ các phản đối về mặt ngoại giao, nhưng chúng vẫn tiếp tục xảy ra”, ông Laksmana nói. Indonesia đã kiềm chế và kiên nhẫn với các hành vi của Trung Quốc ở trong vùng biển của mình. Nhưng hết lần này đến lần khác, các sự cố hàng hải vẫn xảy ra, và các quan chức Trung Quốc tiếp tục khẳng định quyền đánh bắt lịch sử được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Sự kiên nhẫn của Jakarta về vấn đề này có thể đã giảm đi, nhà nghiên cứu Laksmana cho hay. Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Rand có trụ sở tại Mỹ, cho biết các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ở Natuna và, không có lựa chọn nào khác, Indonesia phải tìm cách cải thiện năng lực tuần tra và thực thi pháp luật trên biển. Cho rằng, Trung Quốc sẽ giảm bớt leo thang căng thẳng trong những tuần tới để tránh việc biến Indonesia thành một “địch thủ” vĩnh viễn nhưng về lâu dài, mối quan hệ có thể ngày càng trở nên căng thẳng khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi quyền đánh bắt cá của mình bằng cách mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế đối với một số đảo đá do nước này xây dựng trái phép và hiện đang được quân sự hóa ở Biển Đông. Đây là một điều kỳ lạ và thậm chí là dại dột, vì Bắc Kinh đã gia tăng căng thẳng với Indonesia trong thời điểm ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC), ông Grossman nói. Phản ứng của Trung Quốc có thể vô tình thúc đẩy Indonesia kêu gọi mạnh mẽ hơn để ASEAN thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ và có tính ràng buộc nhằm giải quyết các bất đồng.

RELATED ARTICLES

Tin mới