Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóng"Gây hấn" trên biển với Indonesia, TQ tự chuốc thiệt hại

“Gây hấn” trên biển với Indonesia, TQ tự chuốc thiệt hại

Căng thẳng nổi lên giữa Indonesia và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là diễn biến cần quan sát trong năm 2020 bởi tác động lớn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Căng thẳng sau một thời gian yên ắng

Sau một thời gian gián đoạn, không có đụng độ trên biển trong 3 năm qua, Jakarta đã gửi một phản đối về mặt ngoại giao chính thức tới Bắc Kinh vào ngày 30/12/2019 để phản ứng với các báo cáo vi phạm lãnh thổ của 3 tàu Hải cảnh Trung Quốc và khoảng 63 tàu cá ở Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) quanh chuỗi đảo Natuna vào cuối tháng 12. Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã bị tàu của Hải quân Indonesia (TNI-AL) truy đuổi ra khỏi vùng biển Indonesia.

Tuy nhiên, ngày 12/1, truyền thông Indonesia cho biết 3 tàu hải quân của nước này tiếp tục phát hiện nhiều tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc xâm phạm EEZ của Jakarta tại vùng biển Natuna.

Indonesia không có tranh chấp về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên, Bắc Kinh lập luận vùng biển xung quanh Natuna là “ngư trường truyền thống” của ngư dân Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng có sự chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế quanh Natuna với “đường 9 đoạn” mà nước này ngang nhiên tự ý vẽ ra.

Tuyên bố ban đầu của Bộ Ngoại giao Indonesia đã tái khẳng định, Indonesia không có yêu sách chồng chéo với Trung Quốc và Indonesia sẽ không bao giờ công nhận yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, vốn không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như phán quyết của toà án quốc tế năm 2016.

Bắc Kinh sau đó đã đáp trả nhưng chỉ khiến Jakarta tiếp tục có tuyên bố mạnh mẽ hơn vào ngày 1/1/2019, bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng vùng biển xung quanh Natuna là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, cho rằng yêu sách của Bắc Kinh là đơn phương, không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế.

Áp đặt giới hạn đối với sức mạnh Trung Quốc

Phản ứng của Indonesia đối với hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông có ý nghĩa lớn, không chỉ bởi vì Indonesia là một quốc gia ngày càng lớn mạnh cả ở Đông Nam Á và ngoài khu vực. Phản ứng này cũng rất quan trọng bởi vì bất kỳ sự phản kháng nào của Indonesia chống lại Trung Quốc về mặt ngoại giao và chiến lược đều có lợi trong việc áp đặt các giới hạn hơn nữa đối với sức mạnh của Trung Quốc.

Trung Quốc phải đối mặt với một thử thách lớn khi “gây hấn” với Indonesia trên Biển Đông. Indonesia là nước có lực lượng vũ trang lớn nhất Đông Nam Á, và không phải là không có đòn đáp trả ngoại giao hoặc quân sự để ngăn chặn Trung Quốc, Tiến sĩ Greta Nabbs-Keller, Trường Đại học Queensland, Úc cho biết.

Charles Honoris, thành viên Ủy ban giám sát Quốc phòng và Đối ngoại, Quốc hội Indonesia đã đề xuất một số hành động mạnh mẽ hơn để có thể ngăn chặn Trung Quốc. Ông Honoris đề nghị Indonesia có thể xem xét lại cả hợp tác song phương và đa phương với Trung Quốc, bao gồm hợp tác về Sáng kiến ​​Vành đai (BRI) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng như tham gia với các quốc gia Đông Nam Á, những nước cũng đang đối mặt với những thách thức lãnh thổ tương tự để cân nhắc lại về thương mại và đầu tư của ASEAN với Trung Quốc

Điều thú vị là Bắc Kinh đã chọn khiêu khích Jakarta vào thời điểm này khi ông Jokowi vừa tái đắc cử và củng cố quyền lực, bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong nội các.

Thử thách Indonesia trong việc bảo vệ chủ quyền hàng hải dường như là một động thái gây tổn hại cho chính Bắc Kinh. Bởi Tướng Mitchowo Subianto, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia từ lâu đã được coi là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.

Vì vậy, Indonesia sẽ “vặn đuôi rồng” mạnh đến mức nào? Điều đó phụ thuộc vào việc Trung Quốc khiêu khích Indonesia ở Natuna đến đâu, Tiến sĩ Greta Nabbs-Keller bình luận.

Với một Tổng thống vừa tái đắc cử nhiệm kỳ cuối, toàn quyền thực hiện các chương trình nghị sự chính sách ưu tiên và một Bộ trưởng Quốc phòng mới đang tìm cách tạo dấu ấn, ông Greta Nabbs-Keller dự đoán có thể có một khuynh hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Sự hung hăng của Bắc Kinh có thể làm tăng thêm sự bất hòa trong mối quan hệ Indonesia – Trung Quốc, vốn có phần rạn nứt và mất lòng tin, dẫn đến đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói thêm.

RELATED ARTICLES

Tin mới