Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiThỏa thuận giai đoạn 1 không “cứu nổi” Mỹ, TQ trước cuộc...

Thỏa thuận giai đoạn 1 không “cứu nổi” Mỹ, TQ trước cuộc thương chiến toàn diện thảm khốc

Đây là năm đầu tiên của thập kỷ mới. Tuy nhiên, việc ký kết thỏa thuận thương mại trong những ngày đầu năm có vẻ không đem tới thiện chí mới cho quan hệ Mỹ – Trung.

Mỹ, Trung Quốc ký kết thỏa thuận giai đoạn 1. Ảnh: Xinhua

“Chiến trường” thay đổi

Việc ký kết thỏa thuận thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại hy vọng về khả năng cải thiện mối quan hệ thương mại giữa hai bên sau gần 2 năm đối đầu đầy bất ổn và mâu thuẫn trả đũa gây hao tiền tốn của.

Tuy nhiên, thỏa thuận tạm thời không hoàn toàn ngăn chặn được một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện, thảm khốc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh tình trạng phân ly kinh tế (decoupling) của hai nước vẫn còn là một mối lo ngại.

Ở giai đoạn này, cả hai nước có thể sẽ chuyển “chiến trường” từ bàn đàm phán sang quá trình đánh giá việc thực thi thỏa thuận. Đó sẽ là một thách thức cho việc duy trì thỏa thuận khiêm nhường này bởi việc thực thi từng điều khoản đều ẩn chứa một khả năng va chạm tiềm tàng.

Đây là lý do vì sao thỏa thuận “dự báo” một tình thế leo thang căng thẳng hơn, thay vì giảm bớt các biện pháp trừng phạt, trong khi thuế quan phần lớn đều được giữ nguyên như một hình thức đề phòng nhằm đảm bảo thỏa thuận được thực thi.

Bất chấp thỏa thuận, chính quyền Trump vẫn duy trì mức thuế 25% áp lên 250 tỉ USD hàng Trung Quốc xuất khẩu và 7,5% thuế áp lên 120 tỉ USD hàng xuất khẩu khác. Rõ ràng, với các mức thuế trừng phạt hiện có đối với 2/3 lượng hàng Trung Quốc xuất khẩu tới Mỹ, Washington muốn giữ một “cây gậy” với Bắc Kinh, phòng khi nước này không tuân thủ thỏa thuận.

Với các mức thuế hiện thời và khả năng áp thuế trở lại, các bất ổn liên quan tới thương chiến sẽ vẫn tồn tại trong 2020.

Cụm từ “Trung Quốc sẽ” xuất hiện 105 lần

Thỏa thuận có thể có lợi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong quá trình vận động tranh cử. Tuy nhiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều khả năng không thích thỏa thuận này khi mà thỏa thuận không bao gồm việc Mỹ dỡ bỏ thuế quan nhưng lại chứa những yêu cầu nhất định buộc Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ.

Trong giai đoạn đàm phán, quan chức Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ “dí súng vào đầu” Trung Quốc để buộc họ chấp nhận một “hiệp ước không công bằng”. Đó có lẽ là lý do vì sao ông Tập không phải là người tham gia ký kết thỏa thuận dù trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố hai nhà lãnh đạo sẽ đích thân đặt bút.

Có lẽ Bắc Kinh đã buộc phải chấp nhận thỏa thuận do lo ngại về thiệt hại mà cuộc chiến thuế quan theo thang có thể gây ra cho nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của mình. Ngoài ra, Bắc Kinh còn xem mối quan hệ Mỹ – Trung là mục tiêu lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc. Ông Tập không thể để cả hai thất bại.

Thực ra, thỏa thuận này có phần “một chiều” bởi nó đa phần chứa đựng cam kết thay đổi của Bắc Kinh. Văn kiện 86 trang xuất hiện tới 105 lần cụm từ “Trung Quốc sẽ”, trong khi đó “Mỹ sẽ” lại chỉ có 5 lần và “Mỹ cam kết” có 27 lần.

Một số nhà phân tích tin rằng thỏa thuận sẽ cho Bắc Kinh thời gian để điều chỉnh cấu trúc kinh tế. Trọng tâm nằm ở cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa, dịch vụ Mỹ của Trung Quốc trong vòng 2 năm tới. Câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Quốc có khả năng thực hiện điều chỉnh trong một giai đoạn ngắn như vậy hay không.

Thế đối đầu khó tránh khỏi

Đây cũng là thách thức đối với Mỹ khi phải cung cấp một lượng nông sản và năng lượng bổ sung lớn như vậy. Trớ trêu là cam kết thiện chí của Trung Quốc sẽ đặt nông dân Mỹ vào một vị trí khó khăn.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn liều lĩnh phụ thuộc vào một nguồn cung – để mua lượng lớn hàng hóa Mỹ, họ sẽ phải ngừng làm ăn với các đối tác thương mại khác. Điều này sẽ vi phạm luật lệ quốc tế và có khả năng gây kiện tụng trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thỏa thuận không bao gồm cuộc chiến công nghệ ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chỉ 2 ngày trước khi ký kết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn chỉ trích Trung Quốc về đánh cắp qua mạng và cảnh báo các nhà công nghiệp Mỹ chuẩn bị cho một cuộc chiến công nghệ kéo dài với Bắc Kinh.

Là đối thủ chính trị chính, lập trường của Mỹ đối với tham vọng công nghệ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc tình trạng cạnh tranh chính trị – công nghệ giữa hai bên sẽ trở nên gay gắt hơn trong thập kỷ kế tiếp.

Trump và các cố vấn hàng đầu của mình thừa nhận rằng thỏa thuận giai đoạn 1 để lại nhiều vấn đề cần trao đổi với Trung Quốc trong thỏa thuận đề xuất giai đoạn 2. Mục tiêu lớn nhất của chính quyền Mỹ là thay đổi cách vận hành nền kinh tế Trung Quốc, một việc không hề dễ dàng.

Rủi ro chính trị làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và thương mại ở mức cao đã tồn tại quá lâu bởi Washington muốn khống chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh bằng mọi giá, trong khi Trung Quốc lại muốn thách thức vị trí dẫn đầu của Mỹ trên trường quốc tế.

Đây là năm đầu tiên của thập kỷ mới. Tuy nhiên, việc ký kết thỏa thuận thương mại trong những ngày đầu năm có vẻ không đem tới thiện chí mới cho quan hệ Mỹ – Trung, mà hai bên lại đang bước vào một giai đoạn cạnh tranh và đối đầu mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới