Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHủy bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung: Nguy...

Hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung: Nguy cơ cho một cuộc chạy đua vũ trang mới

Trong bối cảnh Mỹ và Nga đã hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) ký năm 2010 khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.

Bom hạt nhân B61-12 của Mỹ

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy bỏ INF ký năm 1987 và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) ký năm 2010, loại bỏ gần như toàn bộ các rào cản phát triển các hệ thống vũ khí hạt nhân, khiến cộng đồng quốc tế, nhất là các nước châu Âu đặc biệt lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước INF được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987. Các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm gần và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. Suốt 10 năm qua, việc duy trì Hiệp ước INF gặp nhiều nguy cơ khi cả 2 Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm điều khoản của hiệp ước. Mỹ cho rằng Nga đã bí mật phát triển loại tên lửa vi phạm INF. Trong khi Nga bác bỏ các cáo buộc này. Nga cũng cáo buộc tương tự, cho rằng Mỹ sử dụng tên lửa tầm trung trong việc phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa, trong đó có hệ thống AEGIS Ashore. Trong khi đó, Mỹ khẳng định các bệ phóng AEGIS Ashore ở Romania và Ba Lan là hoàn toàn mang tính phòng thủ, những Nga lại coi đây là mối đe dọa đối với lãnh thổ Nga. Trong khi đó, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa được triển khai. Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.

Trên thực tế, Nga cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân, song tham vọng muốn đưa nước Nga một lần nữa trở thành cường quốc sau giai đoạn suy yếu ở những năm 80 của thế kỷ trước đã thôi thúc Tổng thống Putin đẩy mạnh phát triển lực lượng hạt nhân. Hồi tháng 10/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi INF vì cho rằng, tên lửa Novator 9M729 của Nga với tầm bay hơn 5.000km vi phạm thỏa thuận. Đáp lại, Nga đã công khai mẫu tên lửa này, khẳng định tầm bắn của Novator 9M729 chỉ là 480km và không vi phạm INF. Đầu tháng 2/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu giao nhiệm vụ cho các quan chức quốc phòng Nga phát triển hai phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa tấn công siêu xa. Bộ trưởng Shoigu cho biết: “Tất cả các công đoạn nghiên cứu, chế tạo phải hoàn thành cuối năm 2019, hiệu chỉnh trong năm 2020 và biên chế vào năm 2021”. Đây được xem là động thái đáp trả mạnh mẽ nhất của Nga sau khi Mỹ tuyên bố hôm 1/2/2019 về việc rút khỏi INF trong vòng 6 tháng, trừ khi Moskva chấp nhận phá hủy tên lửa vi phạm hiệp ước.

Được biết, tên lửa hành trình Kalibr có tầm bắn nằm trong phạm vi hạn chế của INF. Song, INF chỉ áp dụng với các loại tên lửa được phóng theo dạng modul trên mặt đất. Bởi vậy, Kalibr hiện chỉ có phiên bản trang bị cho hải quân và các máy bay chiến đấu. Điều tương tự cũng xuất hiện với các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Cả Washington và Moskva đều sẵn sàng đưa hai loại tên lửa hành trình chủ lực, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này lên bờ ngay lập tức. Tuy nhiên, Nga đang chứng tỏ được ưu thế khi phát triển các vũ khí siêu thanh bay ở tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và không thể bị chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của các đối thủ.

Sự đối đầu giữa Nga và Mỹ mở ra nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, người ở thế khó lại chính là châu Âu, trước nguy cơ trở thành “sàn diễn” cho cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và Mỹ. Mục đích thực sự mà Mỹ muốn hướng đến khi hủy bỏ INF không hẳn nhắm vào Nga, mà muốn siết chặt sự ràng buộc với các đồng minh châu Âu.

Nhiều nhà phân tích về vấn đề kiểm soát vũ khí cảnh báo rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF có thể tạo ra “một cuộc chạy đua phát triển tên lửa” mới, còn thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov viết trên mạng xã hội Twitter nhấn mạnh, động thái này sẽ là “cú đòn giáng mạnh vào toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược trên thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới