Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào liên minh NATO đang giảm dần, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.
Niềm tin của công chúng vào NATO giảm mạnh ở các nước hàng đầu châu Âu và Mỹ sau khi Nhà Trắng được lãnh đạo bởi ông Donald Trump.
Tại Hoa Kỳ khoảng 52% số người được hỏi có thái độ ủng hộ NATO, thấp hơn 10% so với hai năm trước. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đức, nơi tỷ lệ ủng hộ liên minh đã giảm từ 67% xuống 57%.
Ở Pháp thậm chí còn tệ hơn giảm từ 60% năm 2017 xuống còn 49% năm 2019. Tại Hungary, 48% số người được hỏi có thái độ tích cực đối với liên minh, ít hơn 12% so với hai năm trước.
Ở Ba Lan 82% công dân ủng hộ hành động của liên minh, nhiều hơn 3% so với năm 2017, đây cũng là nước có công dân ủng hộ liên minh cao nhất.
Ở vị trí thứ hai là Litva – 77%, tiếp theo là Hà Lan – 72%, sau đó là Canada – 66% và thứ năm là Anh với 65%. Ở tất cả các quốc gia này, ngoại trừ Hà Lan, bảng xếp hạng niềm tin vào liên minh đã tăng hoặc không thay đổi.
Chỉ số nhỏ nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ – 21%, trong hai năm qua, chỉ số này đã giảm thêm 2%.
Hy Lạp có tỷ lệ ủng hộ khoảng là 37%, tại Bulgaria 42% số người được hỏi ủng hộ liên minh.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng được thực hiện ở các quốc gia ngoài liên minh, cụ thể là ở Thụy Điển, Nga và Ukraine. Hơn 63% người Thụy Điển tin tưởng vào NATO so với 65% trong năm 2017.
Ở Nga chỉ có 16% số người được hỏi ủng hộ các hoạt động của liên minh, cao hơn 4% so với kết quả năm 2017. Tại Ukraine khoảng 53% số người được hỏi tin tưởng vào NATO, con số này giảm 5% so với năm 2017.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm niềm tin vào NATO trong vài năm qua và yếu tố chính ở đây là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có chính sách sửa đổi hầu hết các thỏa thuận quốc tế, chỉ trích các đồng minh NATO….
Nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ trích NATO trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và kể từ đó làm tăng áp lực lên liên minh. Donald Trump đã nhiều lần gọi liên minh là “lỗi thời” và cáo buộc các đồng minh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ không hài lòng với sự miễn cưỡng của các nước hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong liên minh là Nga, cụ thể là thái độ của các nước thành viên NATO đối với nước này. Với nhiệm vụ chính của liên minh là ngăn chặn của Moscow, vì vậy hầu hết các nước châu Âu không hợp tác với Nga.
Theo kết quả nghiện cứu, 55% số người được hỏi ở Hungary về ủng hộ quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nga, ở Ba Lan 53% số người được hỏi ủng hộ và 50% ở Slovakia.
Tại Đức 30% số người được hỏi coi việc hợp tác giữa Moscow và Washington là có lợi, trong khi ở Pháp – chỉ có 13%.
Tại Ý và Bulgaria các chỉ số này lần lượt là 45% và 47%. Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ chủ yếu được ủng hộ ở Anh (83%), Hà Lan (82%) và Tây Ban Nha (73%).
Theo khảo sát, người dân Bulgaria, Ý, Hy Lạp, Đức và Tây Ban Nha phản đối sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột với Nga trong trường hợp nước này tấn công một trong các thành viên NATO.
Ở Bulgaria có 69% người phản đối, ở Ý – 66% người phản đối, sau đó là ở Hy Lạp – 63%, tiếp theo là ở Đức – 60%.
Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi tin tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ liên minh khỏi mọi cuộc tấn công, kể cả từ Nga.
Ở Ý khoảng 75% người tin tưởng điều này, ở Anh – 73% và ở Tây Ban Nha – 72%. Ít nhất trong số này là Hungary – 39% và Cộng hòa Séc – 41%.
Kết quả nghiên cứu này không có gì bất ngờ, nhưng rõ ràng cho thấy sự sụt giảm niềm tin vào NATO ở khu vực châu Âu.
Theo nghiên cứu của Pew Research Center bảng xếp hạng về mức độ ủng hộ của liên minh đã giảm trong giai đoạn 2017-2019.