Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBất chấp dịch bệnh, TQ điều tàu chiến đến vùng biển Natuna...

Bất chấp dịch bệnh, TQ điều tàu chiến đến vùng biển Natuna khiêu khích Indonesia

Trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực khống chế và cứu chữa người dân nhiễm bệnh virus corona (nCov), Chính quyền Trung Quốc Bắc Kinh lại điều tàu hộ vệ tên lửa Type 054A đưa tới vùng biển Natuna nhằm khiêu khích và đối đầu với hải quân Indonesia.

Theo thông tin trên, Hải quân Trung Quốc (1/2020) đã điều tàu hộ vệ tên lửa Type 054A tới vùng biển phía Đông Bắc của Quần đảo Natuna, bên trong Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia để “hỗ trợ các tàu cảnh sát biển bảo vệ các tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực”.

Tàu Type 054A là thế hệ tàu hộ vệ đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tàng hình và tác chiến biển xa. Các tàu Type 054A có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 134m, rộng 16m, mớn nước 4,5m; trang bị động cơ diesel 25.300 mã lực; tốc độ 27 hải lý/h; tầm hoạt động 4.000 hải lý. Trên các tàu Type 054A được trang bị 2 bệ phóng tên lửa YJ-83, 1 bệ phóng tên lửa HQ-16, pháp cao xạ, 2 bệ phóng ngư lôi, 2 bệ phóng bom nhiễu điện tử, 01 trực thăng săn ngầm. Ngoài ra, Type 054A được trang bị hệ thống khí tài điện tử tiên tiến, trong đó có hệ thống dữ liệu chiến đấu, hệ thống thông tin vệ tinh, radar cảnh giới 3D, radar quan sát mặt biển, radar điều khiển hỏa lực, radar hàng hải…

Giới truyền thông cho rằng việc huy động chiến hạm type 054A cho thấy Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ các quyền và lợi ích của họ trên Biển Đông trong vụ này. Trang tin Đa Chiều cho rằng, trong thời gian gần đây, Trung Quốc dựa vào sức mạnh hải quân đang gia tăng nhanh chóng, rất giỏi trong việc tìm kiếm đột phá từ cuộc khủng hoảng và đang dần dần kiểm soát Biển Đông, hiện thực hóa “Đường 9 đoạn” mà họ vạch ra.

Được biết, vụ việc diễn ra trong bối cảnh xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia về việc bảo vệ nghề cá ở vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia nhưng cũng nằm bên trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự ý vạch ra, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông. Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu vào giữa tháng 12/2019 sau khi một tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nằm ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Natuna. Đến 19 – 24/2019, ít nhất 63 tàu đánh cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau. Trước những hành vi trên, Indonesia đã đưa ra nhiều tuyên bố ngoại giao cứng rắn phản ứng hành vi trên của Bắc Kinh, đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối. Indonesia khẳng định rằng EEZ của nước này đã được xác định theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh rằng, là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi văn bản này. Đồng thời, Chính phủ Indonesia cáo buộc Trung Quốc vi phạm EEZ của mình và tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” do Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông và không được luật pháp quốc tế công nhận, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. 

Ngoài ra, sau khi triển khai thêm 4 tàu chiến đến quần đảo Natuna, nâng tổng số tàu có mặt tại đây lên con số 8, Không quân Indonesia (7/1) quyết định triển khai thêm 4 chiến đấu cơ F-16 tuần tra ở quần đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) đã triển khai ít nhất 600 binh sĩ và 2 khinh hạm chống tàu ngầm đến Natuna Lớn, đảo lớn nhất trong quần đảo Natuna. Văn phòng thông tin TNI khẳng định với Jane’s Navy International rằng đây là đợt triển khai lớn nhất về mặt nhân sự và lượng thiết bị quân sự tới quần đảo Natuna. Số binh sĩ được triển khai bao gồm từ lực lượng lính thủy đánh bộ, lục quân và phòng không. Ngoài việc triển khai tàu chiến và binh sĩ, TNI cho hay không quân Indonesia cũng đã cho máy bay tuần tra biển hoạt động trên bầu trời quần đảo Natuna từ ngày 5/1. Theo bộ Quốc Phòng Indonesia, đây là một lực lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay được triển khai đến khu vực, cả trên bình diện phương tiện vũ khí, lẫn quân lính. Mục tiêu là để đối phó với những hành vi bị Jakarta coi là sự xâm lấn ngày càng tăng của tàu thuyền Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia. Một bản thông cáo của Quân Đội Indonesia cũng tố cáo các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp được tàu tuần duyên nước ngoài bảo vệ, xem đấy là những hành động vi phạm chủ quyền của Indonesia. Lời tố cáo nhắm vào các hoạt động gần đây của lực lượng Hải Cảnh và các tàu đánh cá Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới