Friday, November 15, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Đông bế tắc và chiến lược khôn ngoan của TQ

Trung Đông bế tắc và chiến lược khôn ngoan của TQ

“Tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine”, là chủ đề phiên họp mở của Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ). Đây là cơ hội để thảo luận diễn biến mới sau khi Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông.

Cuộc họp nhằm tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông lần này có sự góp mặt của đại diện các quốc gia, các cơ quan và các bên liên quan, được xem là cơ hội để các bên trao đổi thẳng thắn về những diễn biến “nóng” mới nhất liên quan cuộc xung đột giữa Palestine và Israel, sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump công bố “Kế hoạch hòa bình Trung Đông” mà Mỹ tung hô là “thỏa thuận thế kỷ”.

Tổng Thư ký LHQ bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Trung Đông và khẳng định, một giải pháp chính trị cho xung đột Israel – Palestine có ý nghĩa then chốt cho hòa bình lâu dài ở khu vực. Quan điểm của LHQ trong vấn đề này được xác định bằng các nghị quyết mà HĐBA và Đại hội đồng LHQ đã thông qua.

LHQ cam kết tiếp tục hỗ trợ Palestine và Israel giải quyết xung đột trên cơ sở các nghị quyết của LHQ, luật pháp quốc tế, các thỏa thuận song phương. Theo đó, một nền hòa bình lâu dài và công bằng chỉ có thể trở thành hiện thực khi thực hiện “giải pháp hai nhà nước”, trong đó Israel và Palestine cùng chung sống hòa bình với đường biên giới được công nhận, trên cơ sở các đường phân tách trước cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967.

Tại phiên họp, Tổng thống Palestine M.Abbas đã có bài phát biểu, bác bỏ “thỏa thuận thế kỷ” của Mỹ. Ông M.Abbas khẳng định, chẳng những bản kế hoạch này không mang lại hòa bình cho khu vực, mà đây còn là bước đi đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền và quyền tự quyết của người Palestine. Ông kêu gọi HĐBA và “bộ tứ” gồm Mỹ, Nga, Liên hiệp châu Âu (EU) và LHQ sớm tổ chức một hội nghị quốc tế về hòa bình Trung Đông.

Bốn nước ủy viên HĐBA là Bỉ, Estonia, Pháp và Đức cùng Ba Lan, quốc gia vừa hết nhiệm kỳ tại cơ quan này, thậm chí khẳng định, kế hoạch hòa bình Trung Đông mà Mỹ vừa công bố đã chệch khỏi những giới hạn đã được cộng đồng quốc tế nhất trí. Tuyên bố chung của năm quốc gia này nêu rõ, lập trường lâu nay của EU là duy trì cam kết đối với “giải pháp hai nhà nước”, ủng hộ nối lại đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine nhằm giải quyết mọi vấn đề “gai góc” nhất.

Lời khẳng định cam kết “trước sau như một” của cộng đồng quốc tế đối với tiến trình hòa bình Trung Đông cho thấy nhiều khác biệt trong những ý kiến mà Tổng thống Mỹ D.Trump đưa ra mới đây cho tiến trình này.

Một câu hỏi đặt ra: Vì sao Mỹ Luôn “mắc kẹt” với Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Trung Đông? Đó là sách lượcmềm trong đối ngoại của Bắc Kinh. Cụ thể là, Trung Quốc không công khai bắt các quốc gia Trung Đông phục tùng. Bắc Kinh không trừng phạt những quốc gia đơn phương không tuân thủ một trật tự thế giới cụ thể nào đó.

Trung Quốc không bao giờ bắt một nước này đối đầu một nước kia, tích cực hợp tác với tất cả đối tác ở Trung Đông để đạt được mục tiêu của mình. Trung Quốc cũng không xâm lược hay can thiệp vào Trung Đông nếu không có sự đồng ý của nước chủ nhà. Hiện Bắc Kinh có 1.800 lính đóng trong khu vực, nằm một phần trong quá trình gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Con số này ít hơn so với khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ đã “xâm lược Syria” bất hợp pháp như Tổng thống Syria Bashar al- Assad tuyên bố.

Đó là những gì tạo nên sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. Mặc dù có vô số những chỉ trích Trung Quốc và chính sách ngoại giao đang mở rộng của nước này ở khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi, nhưng Mỹ vẫn đang bị tai tiếng là nguyên nhân gây bão táp ở Trung Đông trong những năm qua.

Theo chúng tôi, không còn con đường nào khác cho hòa bình Trung Đông ngoài việc giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại. Tình hình bế tắc trong tiến trình hòa bình hiện nay không thể kéo dài thêm nữa. Các bên liên quan cần kiềm chế, tránh các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng.

RELATED ARTICLES

Tin mới