NATO đã reo rắc nỗi sợ hãi về một nước Nga “trỗi dậy” và lôi kéo các nước trung lập vào quỹ đạo của họ nhưng trên thực tế tiềm năng quân sự của Moscow chỉ bằng một nửa lực lượng quân sự của khối NATO ở Châu Âu.
Mặc dù lục địa Châu Âu đã “quá bão hòa với các cơ sở quân sự và vũ khí” nhưng NATO vẫn “tiếp tục sáp nhập với Liên minh Châu Âu (EU)” và nhằm mục tiêu hướng đến các nước EU trung lập, Ngoại trưởng Lavrov cho biết trên tờ Rossiyskaya Gazeta.
“Các nước NATO đang tìm cách tiến hành nhiều cuộc tập trận chung, lôi kéo các nước trung lập như Phần Lan và Thụy Điển với cái cớ là thành viên của EU”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chỉ trích.
Một trong những cuộc tập trận như vậy là cuộc tập trận Defender Europe 2020. Cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của tới 20.000 binh sĩ Mỹ cùng với 37.000 binh sĩ đến từ 18 quốc gia. NATO khẳng định các cuộc tập trận của họ không nhằm vào bất kỳ đất nước cụ thể nào nhưng lời nói của họ chẳng có chút thuyết phục nào”, ông Lavrov bày tỏ.
Moscow hiểu rõ rằng “có một nhóm nhỏ nhưng rất hung hăng” ở cả NATO và EU “đang cố tình đẩy cao nổi ám ảnh lịch sử liên quan đến Nga”, ông Lavrov chỉ trích. Hiện tại, mong muốn mở rộng của NATO không phản ánh vấn đề chiến lược ở Châu Âu bởi liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sở hữu số lượng vũ khí thông thường gồm xe tăng, chiến đấu cơ, phương tiện chiến đấu bộ binh, tàu chiến, tàu ngầm … “hơn gấp hai lần” riêng chỉ ở Châu Âu. Nga chắc chắn không phải là lực lượng quân sự thống trị ở Châu Âu. Đó là NATO.
Các nhà chiến lược NATO vừa đưa ra đề xuất thiết lập chế độ “Schengen quân sự” — một chế độ cho phép sự di chuyển tự do các lực lượng quân sự trong EU. Theo chế độ này, tất cả các tuyến đường giao thông sẽ được nâng cấp để “bất kỳ phương tiện quân sự lớn nào cũng có thể đi lại tự do về phía đông“, ám chỉ về phía Nga. “Tôi cho rằng, chỉ riêng thực tế này cũng đủ để hiểu được về nguy cơ của những bước đi như thế”, ông Lavrov bình luận.
Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu gay gắt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow.
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine.
Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.
Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.
Cả hai bên đều liên tiếp có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.