Sunday, January 19, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiDịch COVID-19 đưa TQ-Nhật Bản xích lại gần nhau hơn

Dịch COVID-19 đưa TQ-Nhật Bản xích lại gần nhau hơn

Những gói hàng Nhật Bản tặng Trung Quốc chống dịch COVID-19 viết thơ cổ bằng tiếng Trung khiến nhiều người Trung Quốc “trào nước mắt”.

 

Trong khi Trung Quốc chiến đấu chống lại chủng mới của virus Corona (COVID-19), người dân nước này đã nhận được những gói hàng Nhật Bản tặng, trên đó viết những lời chúc bằng tiếng Trung.

Trong số đó, một gói hàng viết câu thơ cổ của một hoàng tử Nhật Bản cách đây khoảng 1.300 năm: “Dù phong cảnh khác nhau, nhưng chúng ta cùng thưởng ngoạn gió trăng dưới cùng một bầu trời”, đã được gửi đến Vũ Hán, tâm dịch COVID-19, cùng với khẩu trang và nhiệt kế hồng ngoại.

Chen Wan, người làm việc tại phòng quốc tế của Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở Vũ Hán, nói: “Nước mắt tôi trào ra khi nhìn thấy dòng chữ trên gói hàng“.

Chen, người thường xuyên giao dịch với người Nhật trong quá trình làm việc, cho hay cô rất biết ơn sự giúp đỡ của Nhật Bản.

“Những lời này đã khích lệ rất nhiều người dân Vũ Hán. Trung Quốc và Nhật Bản đều có nguồn gốc văn hóa Nho giáo và những điều mà người Nhật làm đã khiến tôi cảm thấy Vũ Hán không đơn độc trong cuộc chiến này. Cuối cùng chúng tôi sẽ khống chế được dịch bệnh này vì chúng tôi có tình yêu và tình bạn” – tờ China Daily dẫn lời Chen nói.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 11.2 rằng Trung Quốc đang thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt ở Vũ Hán và các thành phố khác để chống dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các nước thể hiện tình đoàn kết với Trung Quốc.

Bảng điện tử ghi dòng chữ “Trung Quốc mạnh mẽ lên” ở Shibuya, Tokyo hôm 10.2. Ảnh: Tân Hoa XãBảng điện tử ghi dòng chữ “Trung Quốc mạnh mẽ lên” ở Shibuya, Tokyo hôm 10.2. Ảnh: Tân Hoa XãÔng Toshihiro Nikai, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LPD) cầm quyền của Nhật Bản, nói với truyền thông hôm 10.2 rằng tất cả các thành viên trong đảng LDP sẽ quyên góp mỗi người 5.000 yen (45 USD) giúp Trung Quốc. “Giúp đỡ một quốc gia láng giềng khi họ có chuyện là điều tự nhiên” – ông Nikai nói.

Trước đó, ông Nikai, 80 tuổi, tại một cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuanyou), đã nói: “Gian nan mới biết bạn bè. Nhật Bản sẽ sát cánh cùng Trung Quốc và sẽ huy động cả nước để hỗ trợ và giúp Trung Quốc chống lại dịch bệnh”.

Trong cùng cuộc gặp, ông Tetsuo Saito, Tổng thư ký Đảng Komeito của Nhật Bản, nói rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và sớm vượt qua dịch bệnh này.

“Khi đối mặt với dịch bệnh, thế giới cho thấy đây là một cộng đồng có tương lai chung”- giáo sư Long Hưng Xuân (Long Xingchun), giáo sư tại Trường Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Tây Trung Quốc, nói.

Giáo sư Long cho biết ông đánh giá cao Nhật Bản ngoài việc gửi tài liệu y tế, còn lẩy thơ cổ để gần gũi hơn với công chúng Trung Quốc và tăng cường tình hữu nghị với Trung Quốc.

Cùng quan điểm với giáo sư Long, giáo sư Hirotake Ran – nhà nghiên cứu Đông Á tại Đại học Musashino ở Tokyo, nói: “Những kết nối văn hóa đã cho thấy sức mạnh trong việc đưa mọi người xích lại gần nhau trong cuộc chiến chung này. Nó khiến mọi người đồng cảm và yêu thương nhau, điều cực kỳ quan trọng tại thời điểm như thế này”.

Ngoài thơ, một kết nối văn hóa khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản là thư pháp.

Trong một video được quay tại nhà của mình, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama, 96 tuổi, đã viết: “Vũ Hán, jiayou (hãy mạnh mẽ)” bằng thư pháp tiếng Trung và hô vang thông điệp đoàn kết với người dân Trung Quốc.

Lấy cảm hứng từ thơ ca, một cựu Thủ tướng khác của Nhật Bản là Yukio Hatoyama nói trong một video bày tỏ sự ủng hộ của mình: “Tôi muốn gửi thông điệp này đến những người bạn của tôi đang chống lại virus ở Vũ Hán, ở tỉnh Hồ Bắc và trên khắp Trung Quốc. Chúng ta đang ở trong một cộng đồng có tương lai chung và tôi hy vọng mọi người sẽ vượt qua những thời điểm khó khăn này”.

Rebecca Li, một chuyên gia về nghi thức đa văn hóa ở Bắc Kinh, cho biết Nhật Bản là quốc gia gần nhất với Trung Quốc về văn hóa. “Người Trung Quốc đặc biệt cảm động khi thấy thơ cổ in trên các gói hàng quyên góp. Những bài thơ này đều thể hiện tình bạn và thiện chí, khiến mọi người cảm thấy mối quan hệ Trung-Nhật đang tốt đẹp hơn“.

RELATED ARTICLES

Tin mới