Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐàm luậnCảm hứng Philippines?

Cảm hứng Philippines?

Thắng lợi của PLP trong vụ kiện TQ, trong bối cảnh hiện nay, bỗng có có ý nghĩa như nguồn cảm hứng để các nước tự tin hơn trong việc tìm đến công cụ pháp lý nhằm “đấu” với TQ, bất luận bên thắng cuộc, PLP hiện tại dưới thời ông Duterte, dường như đang quên thắng lợi của mình khó khăn của mình.

Tòa Trọng tài thường trực La Haye nghe luật sư PLP trình bày

Cảm hứng Philippines – đó từ mà một số chuyên gia biển nhận định về diễn biến mới liên quan vấn đề biển Đông hiện nay.

Điều đó nghĩa là thế nào ?

Sự việc bắt đầu từviệc tranh chấp Scarborough – bãi cạn tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2.

Thời điểm trước căng thẳng, PLP và TQ cùng tuyên bố chủ quyền. Tuy vậy, trước tháng 4 năm 2012, cảhai nước không duy trì sự hiện diện thường trực ở khu vực này và ngư dân PLP, VN, TQ cùng từng tới đây khai thác hải sản.

Tình hình bắt đầu nóng lên từ ngày 8 tháng 4 năm 2012, khi PLP cáo buộc và bắt giữ ngư dân TQ đánh bắt trái phép trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, gần đảo Luzon, cách Scarborough 137 hải lý về phía Tây.

Cả hai nước đều đưa tàu hải giám ra khu vực tranh chấp. Căng thẳng ngày càng tăng khiến hai bên phải đàm phán, tìm kiếm giải pháp.

Đến đầu tháng 6, PLP hoan hỷ công bố một thỏa thuận đã đạt được với phía TQ về việc hai bên cùng rút tàu khỏi khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, PLP đã quá chủ quan. Rút tàu, đó chỉ là câu cửa miệng của TQ. Chỉ sau đó, ít ngày, khi thấy thời cơ đến, Bắc Kinh đưa tàu trở lại và chiếm đóng chính thức bãi cạn Scarborough một cách nhẹ nhàng.

Khi PLP nhận ra thì sự đã rồi. Bị đẩy vào thế cùng, đầu năm 2013, PLP đệ đơn kiện TQ ra Tòa án Trọng tài LHQ (PCA) căn cứ theo Phụ lục 7 Công ước LHQ về Luật biển.

TQ bác đơn kiện vì cho rằng đây là tranh chấp song phương, tuy nhiên, sau 3 năm thụ án, tháng 7/2016, PCA đã ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” trong yêu sách chủ quyền của TQ đối với biển Đông.

Kết quả của vụ kiện “đường lưỡi bò” nêu trên giải tỏa sự phấp phỏng của các nước trong khu vực. Bởi lẽ, dù không tham gia vụ kiện; theo dõi thận trọng; phát ngôn đầy cân nhắc, các nước liên quan đều mong muốn phần thắng thuộc về PLP.

Lý do thật đơn giản: thắng lợi của PLP cũng chính là thắng lợi của các nước đótrong quá trình đấu tranh với một TQ ngày càng hung hăng dù họ thừa biết, từ lòng tham vô độ, phán quyết của PCA sẽ bị TQ gạt bỏ thô bạo.

Thực tế không những đúng thế mà còn nghiêm trọng hơn.

Cùng với tuyên bố bác bỏ phán quyết (đồng nghĩa với không thừa nhận công pháp quốc tế), TQ còn tăng cường nhiều hơn các hoạt động gây hấn với các nước láng giềng: những vụ đâm húc diễn ra liên tục, nạn nhân trước hết là tàu cá VN, PLP, (trong đó, vụ tàu TQ đâm chìm, bỏ mặc ngư dân PLP trong khu vực gần bãi Cỏ Rong ngày 9/6/2019 là một thí dụ điển hình); gia tăng diễn tập quân sự, thử tên lửa đạn đạo chống hạm; mở rộng thêm các đảo chiếm đóng trái phép; quấy nhiễu hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của VN, Malaysia; điều tàu lảng vảng đe dọa Indonesia ở khu vụ quần đảo Natuna,v.v…

Thậm chí, tự cho là mình đã “đủ lớn” để thách thức bất kỳ ai, Bắc Kinh liên tục đấu khẩu tay đôi với Washington, cáo buộc Nhà trắng là kẻ phá bĩnh ổn định biển Đông; gửi thông điệp răn đe các cường phương Tây đang có ý “nhúng” vào các vấn đề mà TQ muốn giải quyết song phương với các quốc gia liên quan,v.v…

Từ thực tế đó, PLP, VN, và gần đây là Malaysia, Indonesia hiểu rằng, hy vọng về một TQ thiện chí, biết phải, biết trái là điều không tưởng.

Trong hoàn cảnh này, thắng lợi của PLP trong vụ kiện hy hữu, nổi tiếng, kéo dài bỗng có có ý nghĩa như nguồn cảm hứng để VN, Maylaysia, Indonesia tự tin hơn trong việc tìm đến công cụ pháp lý “đấu” với TQ. Các nước trên làm điều này bất luận bên thắng cuộc, PLP hiện tại dưới thời ông Duterte, dường như quên thắng lợi của mình, ra sức “vuốt ve”, lấy lòng TQ.

Thứ nhất, tháng 11/2019, ông Lê Hoài Trung,Thứ trưởng Ngoại giao VN công khai cảnh báo rằng Việt Nam nghiêm túc cân nhắc “các biện pháp trọng tài và kiện tụng”. Thực ra, có vẻ như không lộ ra, nhưng VN đã âm thầm chuẩn bị tất cả. Chẳng thế mà từ tháng 5/2014, khi vụ Giàn khoan Hải dương 981 diễn ra, ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng VN khi đó – đã để ngỏ khả năng sử dụng biện pháp pháp lý, kiện TQ ra một tòa án quốc tế phù hợp.

Thứ hai, tháng 12/2019, Malaysia đã bất ngờ đệ trình lên LHQ xin công nhận thềm lục địa mở rộng. Sự kiện này trực tiếp thách thức về mặt pháp lý những tuyên bố chủ quyền quá mức của TQ đối với quần đảo Trường Sa và phía Bắc của đường bờ biển Malaysia.

Thứ ba, sau đó ít lâu, Indonesia công khai cáo buộc TQ “vi phạm chủ quyền (của Indonesia)” vì các tàu của TQ thường xuyên xâm nhập vào vùng biển của nước này ở ngoài khơi quần đảo Natuna, trong đó, viện dẫn phán quyết của PCA bác bỏ đòi hỏi của TQ về quyền đánh bắt cá trong vùng biển của Indonesia là việc làm “không có cơ sở pháp lý” theo quy định của UNCLOS.

“Cảm hứng PLP”. Biết đâu, điều đó sẽ tạo nên những bước ngoặt mới trong bàn cờ biển Đông ?

 

RELATED ARTICLES

Tin mới