Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đã làm gì để tạo ra điện năng cung cấp cho...

TQ đã làm gì để tạo ra điện năng cung cấp cho các công trình nhân tạo, hoạt động bồi đắp trái phép trên đá Ga Ven trong 6 năm qua?

Đá Ga Ven là một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép tiến hành bồi đắp, mở rộng và quân sự hóa trái phép trong suốt hơn 30 năm qua. Để đảm bảo cho hoạt động trên đá này, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống phát điện bằng gió kết hợp với năng lượng mặt trời, với ý đồ biến Ga Ven trở thành một tiền đồn quân sự kiên cố của nước này ở Biển Đông.

Từ cuối năm 2013, phía Trung Quốc huy động các tàu công trình chở người, xe máy, vật liệu xây dựng ra xây dựng trái phép, biến Ga Ven thành đảo nhân tạo với luồng tàu vào dài khoảng 450m, rộng 180m. Theo các báo cáo và hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã sau gần 6 năm, phần mở rộng của đá Ga Ven đã có diện tích khoảng trên 114.000m2.

Các thiết bị cung cấp điện năng của TQ ở đá Ga Ven

Theo các báo cáo và hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã cho lắp đặt 6 trụ tua bin điện gió cao 15-17m với công suất từ 15-20kW và các tấm pin năng lượng mặt trời, kết hợp cùng các pin dự trữ và máy phát điện chạy dầu trong trường hợp điện gió và pin năng lượng mặt trời không hoạt động. Hệ thống điện này đảm bảo năng lượng cho 1 tòa nhà kiên cố 8 tầng, cao gần 30m, 2 radar hàng hải và 2 anten parabol, thiết bị có quả cầu che và một số thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát, một cột anten tầm trung, một ngọn hải đăng, toàn bộ hệ thống chiếu sáng và đảm bảo sinh hoạt cho binh lính đồn trú trên đảo.

TQ ý đồ biến Ga Ven trở thành tiền đồn quân sự chiến lược của nước này ở Biển Đông

Ga Ven vốn là bãi san hô nằm trong cụm Nam Yết, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, cách đảo Nam Yết khoảng 9 hải lý về phía Tây-Tây Bắc, bị Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2/1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú, huy động công binh xây dựng tòa nhà bê tông 2 tầng với nhiều trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại ở điểm cao nhất bãi đá, về phía Đông Bắc bãi đá. Biên chế quân nhân đồn trú trên bãi, khoảng 1 trung đội.

Thời gian gần đây, tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng do Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động về mặt chính trị, ngoại giao và pháp lý nhằm thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý ở Biển Đông. Trung Quốc tiến hành ồ ạt các hoạt động cải tạo trên diện rộng các cấu trúc địa lý tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép, gia tăng hiện diện tại những thực thể nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Trong năm 2019 và đầu năm nay, hàng trăm tàu hải quân, hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Philippines kiểm soát và xâm phạm vào các vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước. Giới quan sát cho rằng một trong những cơ sở đề Bắc Kinh tiến hành các hành động như trên là do các nước này đã củng cố được sự chiếm đóng và quân sự hóa các thực thế ở Biển Đông như đá Ga Ven nói trên.

RELATED ARTICLES

Tin mới