Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) đang lây lan ra toàn cầu, số người chẩn đoán xác nhận lây nhiễm tăng từng ngày. Giáo sư Phương Khải Thái (Fang Qitai) thuộc Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Quốc Lập Đài Loan cho biết, không loại trừ khả năng COVID-19 là nhân tạo, nhưng vẫn cần phải điều tra hành chính mới có thể đưa ra kết luận.
Thời báo Tự Do tại Đài Loan đưa tin, Hiệp hội Y tế Cộng đồng Đài Loan hôm 22/2 đã tổ chức “Chương trình giáo dục y tế cộng đồng trong phòng ngừa dịch COVID-19” tại Đại học Quốc Lập Đài Loan, nhiều chuyên gia về y tế cộng đồng cũng phát trực tiếp chương trình này lên Facebook.
Ông Phương Khải Thái, người giảng chính về “Tình hình hiện tại của dịch viêm phổi COVID-19”, đã trích dẫn nhiều quan điểm của giới học giả nước ngoài, trình bày và phân tích về việc ‘viêm phổi Vũ Hán’ liệu có phải là sản phẩm nhân tạo trong phòng thí nghiệm hay không.
Ông cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Virus thuộc Viện Khoa học Trung Quốc có lưu trữ virus chết người như SASR, Ebola, v.v… Trong khi đó, quản lý an toàn và văn hóa phòng thí nghiệm của Trung Quốc vẫn luôn bị nghi ngờ; giới học giả Âu, Mỹ có nhiều người nghi ngờ viêm phổi COVID-19 có liên quan đến việc nghiên cứu virus của Trung Quốc.
Ông cho rằng sự biến đổi của COVID-19 là vô cùng bất thường. Nhóm nghiên cứu của Pháp phát hiện, COVID-19 nhiều hơn 4 axit amin so với các loại virus corona khác, khiến cho khả năng xâm lấn, gây bệnh và lây truyền đối với cơ thể người e là cao hơn so với virus nguyên bản.
Sự biến đổi của virus trong giới tự nhiên phần lớn thuộc về “đột biến đơn điểm”, chứ không thể trong một lúc tăng thêm 4 axit amin, cho nên, COVID-19 rất có khả năng được thêm 4 axit amin vào trong phòng thí nghiệm, khả năng nó tự biến đổi thành như vậy là rất nhỏ.
Ông Phương Khải Thái bổ sung thêm, đây chỉ là nói về học thuật, còn tình huống thực tế ra sao, vẫn cần thông qua điều tra hành chính về ghi chép của phòng thí nghiệm.
Ông nói, nếu COVID-19 thực sự là nhân tạo, thì có nghĩa là trong tự nhiên không có vị trí của nó, không phải là dịch bệnh diễn biến tự nhiên; do đó chỉ cần người bệnh nhiễm COVID-19 cuối cùng được chữa khỏi, thì virus có thể cắt đứt gốc rễ và biến mất trên thế giới.
Ngoài ra, ông cũng nhắc đến, thời gian ủ bệnh của COVID-19 khoảng 5,2 ngày, tương tự với SARS; 70% người bệnh COVID-19 không thuộc giới tính và tuổi tác đặc định, hơn nữa người bị lây nhiễm e là có thể để lại di chứng xơ hóa phổi. Việc tiếp xúc gần gũi giữa người với người, trên các phương tiện giao thông không thông gió tốt, trong bệnh viện đều có khả năng bị lây nhiễm.
Ông trích dẫn dữ liệu của WHO và giải thích, tỷ lệ triệu chứng nặng và tỷ lệ tử vong do COVID-19 cộng lại khoảng 15%, trong đó tỷ lệ tử vong của người lớn tuổi tương đối cao. Hiện tại thuốc Remdesivir vẫn đang trong thực nghiệm, vắc-xin vẫn chưa nghiên cứu ra, do đó mọi người không nên lơ là phòng ngừa.
Những nghi ngờ liên quan đến nguồn gốc của COVID-19 và Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán gần đây đã có nhiều đồn đoán, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton mới đây trả lời phỏng vấn của Fox News cũng nói thẳng, “Chúng ta cần giữ thái độ cởi mở với tất cả khả năng”, để tìm kiếm khởi nguồn bùng phát dịch bệnh.
Ông Tom Cotton nhấn mạnh, ông không nói COVID-19 là một loại vũ khí sinh học, nhưng phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán tiến hành nghiên cứu virus corona là sự thực. Không loại trừ khả năng do con người sơ suất.
Ông kêu gọi: “Chúng ta cần yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cởi mở và giữ minh bạch, như thế, đội ngũ chuyên gia quốc tế mới có thể điều ra một cách chính xác về khởi nguồn của virus này”.