Theo báo cáo về chỉ số “Hỏa lực Toàn cầu” 2020 do trang web Global Firepower dựa trên hơn 50 yếu tố, cho thấy Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới sau Nga và Mỹ. Mỹ hiện vẫn dẫn đầu về sức mạnh hỏa lực. Đáng chú ý, các chỉ số về hải quân như tàu chiến và lực lượng thường xuyên và dự bị lại vượt trội nhất. Điều này phản ánh chiến lược bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Thua Mỹ, Nga về số lượng máy bay chiến đấu và xe tăng
Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới về chỉ số sức mạnh ở mức 0,0691 điểm, trong đó lực lượng quân sự thường xuyên là 19.614.517, lực lượng dự bị là 2.183.000, tổng số máy bay chiến đấu là 3.210, tổng số xe tăng chiến đấu là 3.500 và tàu hải quân là 777. Đứng thứ hai là Nga với chỉ số sức mạnh là 0,0681điểm, lực lượng quân sự thường xuyên là 1.013.628, lực lượng dự bị là 2.000.000, tổng số máy bay chiến đấu là 4.163, tổng số xe tăng chiến đấu là 12.950 và tàu hải quân là 603. Đứng đầu thế giới là Mỹ với chỉ số sức mạnh là 0,0606 điểm, lực lượng quân sự thường xuyên là 1.400.000, lực lượng dự bị là 860.500, tổng số máy bay chiến đấu là 13.264, tổng số xe tăng chiến đấu là 6.289 và tổng số tàu hải quân là 490.
Nhưng vượt Mỹ, Nga về lực lượng thường xuyên, dự bị, tàu hải quân
Mặc dù xếp sau Nga và Mỹ, song các chỉ số về hải quân như tàu chiến và lực lượng thường xuyên và dự bị lại vượt trội với lực lượng quân sự thường xuyên là 19.614.517, lực lượng dự bị là 2.183.000, tàu hải quân là 777. Chỉ tính riêng trong Hạm đội Nam Hải, được giao nhiệm vụ quản lý tại Biển Đông đã được Bắc Kinh đầu tư, biến chế tàu sân bay Liêu Ninh; 2 Tàu khu trục lớp Luyang II DDG: Lan Châu (Lanzhou), Hải Khẩu (Haikou); 2 Tàu khu trục lớp Luyang: Quảng Châu (Guangzhou), Vũ Hán (Wuhan); 1 Tàu khu trục lớp Luhai: Thẩm Quyến (Shenzhen); 6 Tàu khu trục lớp Luda: Trường Sa (Changsha), Nam Ninh (Nanning), Nam Xương (Nanchang), Quế Lâm (Guilin), Trạm Giang (Zhanjiang), Trạm Giang (Zhanjiang), Chu Hải (Zhuhai); 4 chiếc Lớp Jiangwei: Yichang, Yulin, Yuxi, Xiangfan; 6 chiếc Giang hộ Lớp V: Beihai (558), Kangding, Dongguan, Shantou; Jiangmen; Foshan (563); 4 chiếc Giang hộ lớp II: Shaoguan (553), Anshun (554); Zhaotong; Jishou (557); 8 chiếc tàu ngầm năng lượng điện – diesel Lớp Minh; 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân (SSBN) Type 094; 11 chiếc tàu đổ bộ lớp Yuting LST mang các số hiệu: 991, 934, 935, 936, 937, 938, 939, 940, 908, 909, 910; 4 chiếc tàu đổ bộ cỡ vừa Lớp Yudao-Class LSMs; 4 tàu chở quân lớp Qiongsh; 1 tàu quân y.
Trong 5 năm trở lại đây, Trung Quốc trang bị thêm 2 tàu đốc đổ bộ lớp Type 071 (Tỉnh Cương Sơn và Trường Bạch Sơn) gia nhập cùng tàu đầu tiên cùng lớp là Côn Lôn Sơn được biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Giữa năm 2015, Hạm đội Nam Hải nhận vào trang bị tàu đổ bộ kiểu MLP đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Dựa trên thiết kế tàu RO-RO của Mỹ, các tàu MLP có khả năng vận chuyển các tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng lớp Zubr (Bizon) của hải quân Trung Quốc đến các vùng ven biển xa xôi. Việc tăng cường khả năng vận tải đường biển đường xa sẽ không chỉ cho phép Hạm đội Nam Hải thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương mà còn tạo lập cho hạm đội khả năng viễn chinh ban đầu. Điều thú vị là lực lượng lính thủy đánh bộ 15.000 quân của Trung Quốc, lực lượng thường được huấn luyện để thực hiện các cuộc đổ bộ thì gần đây đã bắt đầu huấn luyện tại các địa bàn trên bộ ở Mông Cổ và Tân Cương, một chỉ dấu cho thấy ý đồ của Trung Quốc tham gia vào các hoạt động viễn chinh ngoài khu vực. Giữa năm 2015, hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 3 tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Thương cải tiến Shang (Type 093A/093G).