Sunday, January 19, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaSau Biển Đông, TQ vươn “vòi bạch tuộc” thăm dò vùng vùng...

Sau Biển Đông, TQ vươn “vòi bạch tuộc” thăm dò vùng vùng biển ngoài khơi bờ biển Australia

Sau khi đưa các tàu khảo sát địa chất thăm dò, khảo sát ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đã điều tùa khảo sát Hướng Dương Hồng 01 tiến hành thăm dò vùng biển ngoài khơi phía Tây Australia.

Lực lượng Biên phòng Australia cho biết, trong giai đoạn từ tháng 1-2/2020, Trung Quốc đã điều tàu nghiên cứu/khảo sát Hướng Dương Hồng 01 thăm dò vùng biển quốc tế có tính chiến lược ngoài khơi bang Tây Australia, vào đúng thời điểm tàu ngầm Mỹ thăm Australia. ABF đã theo dõi chặt chẽ động thái của tàu Trung Quốc  Hướng Dương Hồng 01 khi tàu này tiến hành khảo sát nước sâu ở Ấn Độ Dương gần đảo Giáng sinh và lục địa Australia. Tuy nhiên tàu Hướng Dương Hồng 01 xuất hiện ngoài khơi bờ biển bang Tây Australia, nhưng không đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.

Trong khi đó, một quan chức quân đội Australia cho biết tàu Hướng Dương Hồng 01 “chắc chắn” là đang lập bản đồ vùng biển chiến lược, nơi các tàu ngầm Australia di chuyển đến và đi từ Biển Đông; cho rằng Bắc Kinh rất muốn thu thập thông tin về lộ trình di chuyển của tàu ngầm, cùng lúc kiểm tra và giám sát phản ứng từ Canberra trước sự hiện diện của một tàu công nghệ cao Trung Quốc đang lảng vảng ngoài khơi nước Australia. Quan chức quốc phòng đồng thời lưu ý tàu Trung Quốc đã dành một khoảng thời gian đáng kể tại vùng biển gần trạm liên lạc hải quân Harold E Holt, tọa lạc ở thị trấn Exmouth, bang Tây Australia.

Theo báo cáo của Đại học Hải chiến Mỹ, tàu Hướng Dương Hồng 01 đã được đưa vào hoạt động năm 2016, có thể khảo sát biển phục vụ mục quân sự. Tàu hiện do Viện Nghiên cứu Hải dương số 1 thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc quản lý và sử dụng. Tàu Hướng Dương Hồng số 01 là tàu khảo sát khoa học tổng hợp hải dương lớp toàn cầu hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Hướng Dương Hồng 01 sử dụng động cơ điện, thân dài 99,8 m, rộng 17,8 m, lượng giãn nước 4.980 tấn, hành trình liên tục đạt 15.000 hải lý. Tàu được trang bị hệ thống thăm dò nước biển, hệ thống thăm dò khí hậu, hệ thống thăm dò đáy biển, hệ thống thăm dò biển sâu và hệ thống thông tin cảm ứng. Phạm vi khảo sát nghiên cứu khoa học của tàu này liên quan đến vật lý địa cầu, vật lý hải dương, từ trường hải dương, âm thanh hải dương, khí hậu hải dương, sinh vật hải dương và hóa học hải dương. Tàu có khả năng định vị tối ưu và không chịu hạn chế về khu vực tác nghiệp, có thể thăm dò tại các vùng biển sâu tới 10.000 m. Trong tương lai, “Hướng Dương Hồng 01” sẽ thực hiện nhiệm vụ khảo sát khoa học hải dương tại các vùng biển nước sâu trên phạm vi toàn cầu.

Năm 2018, tàu Hướng Dương Hồng 01 bị phát hiện hoạt động bất hợp pháp trong EEZ của Palau ở phía Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, 2 tàu khảo sát công nghệ cao khác của Trung Quốc cũng đã lập bản đồ vùng biển gần Papua New Guinea, nơi Mỹ và Australia vừa bắt đầu nâng cấp một căn cứ hải quân trên đảo Manus.

Được biết, Đội tàu khảo sát biển quốc gia Trung Quốc được thành lập tại Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 4 năm 2012, phục vụ cho công tác nghiên cứu biển của nhiều bộ ngành Trung Quốc, phục vụ cho phát triển sự nghiệp biển và tham vọng của Trung Quốc. Trung Quốc thành lập đội tàu này để thực hiện nhiệm vụ khảo sát biển mang tính cơ sở, tổng hợp và chuyên đề ở biển gần, biển sâu và biển xa, nhằm “mở rộng không gian phát triển biển, khai thác và sử dụng tài nguyên biển, bảo vệ quyền lợi biển, bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường sinh thái biển”. Hiện nay, theo số liệu trên trang baike.com.wiki tiếng Trung, Đội tàu khảo sát biển quốc gia Trung Quốc có 19 tàu khảo sát khoa học thuộc nhiều cơ quan khác nhau: Thuộc Cục hải dương quốc gia Trung Quốc có 9 tàu: Hướng Dương Hồng 06, Hướng Dương Hồng 09, Đại Dương 01, Hướng Dương Hồng 14, Hướng Dương Hồng 08, Hải Kham 08, Tuyết Long, Hải Giám 72, Thực Tiễn. Thuộc Viện Khoa học Trung Quốc có 4 tàu: Thực Nghiệm 1, Thực Nghiệm 3, Khoa Học 1, Khoa Học 3. Thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc có 3 tàu gồm: Dục Côn, Đông Phương Hồng 2, Hải Dương 2. Thuộc Viện nghiên cứu biển Phúc Kiến có 1 tàu: Diên Bình. Thuộc doanh nghiệp có 2 tàu: Nhuận Giang, Ý Hưng.

RELATED ARTICLES

Tin mới