Monday, January 6, 2025
Trang chủĐàm luậnMỹ-Triều không bên nào nhượng bộ

Mỹ-Triều không bên nào nhượng bộ

Sáng hôm qua, 8/3, Triều Tiên đã có “hành động kỳ quặc”, kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ bằng vụ phóng tên lửa về hướng Biển Nhật Bản. Vậy là sau trong một tuần Bình Nhưỡng đã phóng hai tên lửa tầm ngắn – một hành động không thể ngụy biện, cần gọi đúng tên là khiêu khích vũ trang.

Các vật thể được phóng theo hướng Đông Bắc, từ những khu vực gần thị trấn miền Đông Sondok thuộc tỉnh Hamgyong. Hành động khiêu khích này của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều sa lầy vào bế tắc, chưa biết khi nào mới có thể tiếp tục.

Thị trấn Sondok là nơi Triều Tiên từng thử nghiệm bệ phóng tên lửa đa nòng, siêu lớn. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nhận định: vụ phóng này có thể là một thử nghiệm khác của bệ phóng tên lửa đa nòng.

Trước thái độ hung hăng đó, giống như những lần trước đây, quân đội Hàn Quốc đã vào vị trí sẵn sàng trực chiến, đối phó khả năng đối phương tiến hành thêm các vụ phóng. Dưới sự chủ trì của Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong, một cuộc họp khẩn của các bộ trưởng Hàn Quốc liên quan đến an ninh đã được tổ chức. Các bộ trưởng đã lên án việc Triều Tiên tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận pháo binh hỗ hợp quy mô lớn sau các cuộc tập trận ngày 28/2 và 2/3. Những hành động khiêu khích vũ trang như vậy sẽ không giúp cho việc đem lại hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Abe Shinzo yêu cầu các quan chức chính phủ khẩn trương thu thập và phân tích thông tin về vụ phóng mới nhất của Triều Tiên, để thông tin đến người dân. Thủ tướng Abe cũng yêu cầu thực hiện các giải pháp để bảo vệ an toàn các chuyến bay và tàu thuyền đi lại trên biển, chuẩn bị đầy đủ cho các tình huống bất ngờ.

Trước tình hình quan hệ hai nước Trung-Triều có phần xấu đi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hờ hững, đề nghị các bên kiềm chế các hành động làm leo thang căng thẳng trên bán đảo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nêu rõ: “Trung Quốc đã nhận được các báo cáo liên quan. Đây là thời điểm quan trọng đối với bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan làm việc để giảm bớt căng thẳng, cam kết giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán”.

Trung Quốc là một nước láng giềng lớn của Triều Tiên. Nước này cung ứng đến 93% lượng hàng hóa cho Triều Tiên, đương nhiên có khả năng chi phối. Nhưng Triều Tiên lại luôn chơi khá “rắn” trên bàn cờ chính trị, ngoại giao. Bình Nhưỡng không dễ cúi đầu nhận lệnh từ Trung Nam Hải. Vì thế trước những động thái mới nhất trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh không thể có những tuyên bố rành mạch, dứt khoát.

Trước thái độ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, Triều Tiên đã bác bỏ mọi cáo buộc. Bình Nhưỡng khẳng định, các cuộc tập trận và phóng tên lửa của họ là nhằm nâng cao khả năng phòng vệ, không đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Dịp này, Bình Nhưỡng bất ngờ lên án hành động của các nước châu Âu kêu gọi họp khẩn. Phải chăng đây là hành động bị chi phối bởi Wasinghton?

Cần nhắc lại rằng, các vụ phóng của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh hơn một năm nay các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều lâm vào bế tắc. Hơn hai tháng qua, thế giới đang trải qua cuộc chiến cam go chống dịch SARS CoV-2 gây ra, thế nhưng Triều Tiên vẫn tiến hành các cuộc tập trận và phóng tên lửa.

Đương nhiên Wasinghon hết sức “cay mũi”. Ông Christopher Ford – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết: Mỹ luôn có thiện chí và chuẩn bị đầy đủ cho việc bắt đầu các cuộc thảo luận cấp chuyên viên với Triều Tiên, nhưng chưa nhận được hồi đáp nào từ phía Bình Nhưỡng.

Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định vẫn có mối quan hệ rất tốt với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Trump nhấn mạnh, ông đã đối xử tốt với Bình Nhưỡng, mặc dù không nhượng bộ bất cứ điều gì.

Phải chăng hai vụ phóng liên tục trong tuần qua của Bình Nhưỡng cũng là lời đáp trả phía Mỹ: Triều Tiên cũng không nhượng bộ?

RELATED ARTICLES

Tin mới