Thursday, January 2, 2025
Trang chủBiển nóngNhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông thách...

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông thách thức yêu sách chủ quyền của TQ: Ý nghĩa và đánh giá của chuyên gia

Theo các thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) đã tiến vào Biển Đông và dự kiến có chuyến thăm Đàn Nẵng (Việt Nam). Đây là động thái cho thấy những cam kết mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Đông và thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Ý nghĩa trong sự xuất hiện của tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay CVN-71 sẽ hội quân cùng tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6), tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng USS Green Bay (LPD-20) đang hoạt động ở Vịnh Thái Lan. LHA-6 và LPD-20 đang tham gia cuộc tập trận Gold Corba 2020 cùng quân đội Hoàng gia Thái Lan. Theo Naval Technology, mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Hải quân Mỹ thường bao gồm một tàu sân bay, một tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển, 2-3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển. Trong đó, tuần dương hạm là tàu hộ tống chính, điều phối phòng thủ của nhóm tác chiến, đặc biệt là chống lại các mối đe dọa trên không.

Lẩn khuất đâu đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bảo vệ phần còn lại của nhóm tác chiến khỏi các mối đe dọa dưới mặt nước. USS Theodore Roosevelt có số lượng lớn tàu hộ tống. Dẫn đầu đoàn hộ tống là tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52), lớp Ticonderoga. Bunker Hill được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân, gồm radar AN/SPY-1 cùng 122 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41, có thể phóng tên lửa hải đối không SM-2, SM-6 và ESSM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa chống ngầm.

Có đến 5 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, gồm USS Pinckney (DDG-91), USS Russell (DDG-59), USS Paul Hamilton (DDG-60), USS Kidd (DDG-100) và USS Rafael Peralta (DDG-115) hộ tống tàu sân bay CVN-71. Mỗi tàu được trang bị từ 90-96 VLS Mk41, với 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 468 tên lửa các loại. Ngoài các tàu hộ tống, CVN-71 mang theo 44 tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet, 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C/D Hawkeye, 2 máy bay vận tải C-2A Greyhound, 19 trực thăng MH-60 trên tàu sân bay và các tàu hộ tống.

Nói cách khác, nhóm tấn công của CVN-71 mang theo 49 máy bay phản lực, 590 silo chứa tên lửa. Đây là lực lượng hỏa lực tương đương với quân đội một quốc gia nhỏ. Điều đó khiến USS Theodore Roosevelt trở thành tàu sân bay được bảo vệ tốt nhất thế giới.

Đánh giá của giới chuyên gia

Theo giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích quốc phòng Australia, chuyến công tác của nhóm tác chiến tàu sân bay CVN-71 ở Biển Đông cho thấy Mỹ đang thực hiện một trong ba mũi nhọn chiến lược quân sự, bao gồm sự hiện diện thường xuyên của tàu tuần tra, máy bay ném bom và thực hiện tự do hàng hải tại khu vực. “Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương có chính sách lâu dài là tiến hành cuộc tuần tra thường xuyên và liên tục ở Biển Đông. Chuyến công tác của tàu sân bay CVN-71 là một ví dụ rằng chính sách này đang được thực hiện”, Giáo sư Thayer nhận định. Mỹ đang chứng minh rằng họ sẽ bay và đưa tàu chiến tới khu vực Biển Đông, nơi luật pháp quốc tế cho phép.

RELATED ARTICLES

Tin mới