Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaIndonesia bắt giữ nhiều tàu cá Việt Nam ở Natuna: Hành động...

Indonesia bắt giữ nhiều tàu cá Việt Nam ở Natuna: Hành động quá mức

Bộ Hàng hải Indonesia (01/3) đã bắt giữ năm tàu ​​đánh cá và khoảng 68 thuyền viên Việt Nam khi đang đánh bắt cá  gần đảo Natuna.

Theo thông tin trên, Bộ Hàng hải Indonesia cho biết năm tàu ​​đánh cá và khoảng 68 thuyền viên đã bị bắt giữ sau khi các tàu này hoạt động đánh bắt cá  gần đảo Natuna của Indonesia. Năm ngoái, Indonesia cũng từng vu cáo Lực lượng Tuần Duyên Việt Nam đã đâm vào một trong các tàu của họ để ngăn chặn việc Indonesia bắt giữ một tàu Việt Nam bị Indonesia cho là đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ.

Được biết, Indonesia, quốc gia có nhiều đảo nhất thế giới, đã cố gắng ngăn các tàu nước ngoài đánh bắt cá trong vùng biển được cho là của mình. Jakarta tuyên bố khu vực cực Nam của Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Từ năm 2014 đến nay, Indonesia đã đánh chìm hơn 600 tàu thuyền các nước, trong đó có gần 300 tàu cá Việt Nam với cáo buộc “đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia”. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắt giữ và đánh chìm đều đang đánh bắt cá trong vùng chồng lấn chưa phân định giữa hai nước, hoàn toàn không vi phạm vùng biển của Indonesia.

Chủ trương đánh chìm tàu cá của Indonesia được Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti tích cực triển khai. Bà Susi Pudjiastuti cho rằng kế hoạch của Indonesia là “răn đe” bằng việc cho nổ các phương tiện, công bố hình ảnh và chứng minh với thế giới rằng Indonesia nghiêm túc; nhấn mạnh “từ khi nền dân chủ được khôi phục (năm 1998), rất nhiều việc đã được cải thiện, nhưng (bảo vệ) tài nguyên thiên nhiên không có gì cải thiện. Theo số liệu của Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, thiệt hại đối với nước này đến từ các hoạt động đánh bắt trái phép là 300 nghìn tỷ rupiah/năm, tương đương 2 tỷ USD và chiếm đến 25% tiềm năng của ngành đánh bắt cá nước này mỗi năm.

Tuy nhiên, giới học giả cho rằng hành động của Indonesia sẽ khiến gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu ISEAS-Yusof Ishak, (Singapore), vấn đề là các tàu cá của Việt Nam bị bắt có thực sự vi phạm vùng biển của Indonesia hay không, hay nằm trong vùng biển EEZ chồng lấn chưa được phân định giữa hai nước? “Nếu các ngư dân và giới chức Việt Nam chứng minh được là việc bắt giữ của phía Indonesia là sai, nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán của Indonesia, thì họ có thể khởi kiện phía Indonesia và đòi bồi thường cho các thiệt hại đã bị gây ra”. Tiến sỹ Hiệp cho rằng “Indonesia cũng cần lưu tâm tới quan ngại của Việt Nam và các nước liên quan, đồng thời cần đối xử nhân đạo với các ngư dân như tinh thần của DOC 2002 (về quy tắc ứng xử trên Biển Đông)”, đồng thời nhận định các căng thẳng này chủ yếu là do việc hai nước chưa phân định xong khu vực chồng lấn giữa vùng biển EEZ của hai nước. Chính vì vậy, những vụ như thế này có thể giúp hai nước có thêm động lực để đẩy nhanh quá trình đàm phán. Việt Nam cần giao thiệp với phía Indonesia để vừa thúc đẩy quá trình đàm phán phân định EEZ, vừa thuyết phục Indonesia dùng các biện pháp ít cực đoan hơn trong việc xử lý các tàu cá và ngư dân Việt Nam mà họ cho là vi phạm các vùng biển của họ. Ngoài ra, bản thân Việt Nam cũng cần hướng dẫn ngư dân để họ hạn chế đánh bắt cá trong các khu vực chồng lấn, nhất là những nơi quá gần EEZ của Indonesia, để tránh các sự cố không đáng có. Tuy nhiên, theo tôi hiểu, sự chậm trễ trong đàm phán ngoài các lý do từ hai nước thì còn do sự can thiệp, cản trở của bên thứ ba. Vì vậy, có thể những sự cố tương tự vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Trong khi đó, giời truyền thông quốc tế và khu vực lại cho rằng việc Indonesia liên tục công bố hình ảnh đánh chìm tàu cá nước ngoài là chiêu trò đánh bóng hình ảnh và tìm kiếm sự ủng hộ của người dân đối với chính quyền Tổng thống Widodo.

RELATED ARTICLES

Tin mới