Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngTư lệnh Lục quân Ấn Độ Ấn Độ: Các hành động của...

Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Ấn Độ: Các hành động của TQ ở Biển Đông cho thấy thực tế địa chính trị đang thay đổi

Báo chí Ấn Độ dẫn đánh giá của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Manoj Naravane hôm 4/3 cho rằng bản chất của chiến tranh đã thay đổi, với thực tế địa chính trị chiến lược bị thay đổi mà không cần phải nổ súng, trong đó việc cải tạo, bồ đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Phát biểu tại một hội thảo về “Thay đổi đặc điểm của chiến tranh và tác động của nó đối với quân đội” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh tổ chức, Tướng Manoj Naravane, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ cho rằng bản chất của chiến tranh đã thay đổi, không một phát súng nào được bắn. Thay vào đó, việc cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông là một ví dụ điển hình cho thấy những nhân tố khác tác động đến tình hình an ninh, cấu trúc khu vực.

Sự thống trị của Trung Quốc và việc nước này chiếm lấy các đảo trên Biển Đông là một ví dụ điển hình cho việc này. Với những bước đi từ nhỏ, tăng dần, không ai trong số họ đủ nghiêm túc để đảm bảo bất kỳ hành động hay phản ứng nào, nhưng tích lũy họ đã đạt được mục đích của mình mà không bắn một phát súng. Họ ở đấy chính là Trung Quốc, tướng Naravane ám chỉ. Ông cũng cho biết có một hiện tượng mới, đó là có đủ không gian để thể hiện sức mạnh quân sự/leo thang dưới ngưỡng của một cuộc xung đột toàn diện, tương tự như vụ tấn công của phiến quân Houthi vào sân bay Riyadh và các cơ sở dầu mỏ ở Saudi Ả Rập và cuộc không kích Balakot của Không quân Ấn Độ. Ông cho biết những sự cố này cho thấy các chu kỳ leo thang, ngắn, dữ dội, hoạt động quân sự, được phản ánh chớp nhoáng trên phương tiện truyền thông. Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ nói thêm trong nhiều năm, nếu và khi không quân vượt qua biên giới, nó sẽ leo thang thành chiến tranh toàn diện.

Phát biểu trên của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Manoj Naravanec cho thấy mức độ quan tâm của Ấn Độ đối với tình hình Biển Đông hiện nay. Đối với quốc gia này, Biển Đông nằm trong một khu vực có lợi ích địa chiến lược quan trọng. Về mặt địa lý, Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương và Biển Hoa Đông qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến đường biển, đường hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới. Đường thủy quan trọng này đóng vai trò như một huyết mạch kinh tế quan trọng cho Ấn Độ. Theo thống kê, có đến 97% tổng khối lượng thương mại quốc tế của Ấn Độ đi qua đường biển, trong đó một nửa đi qua eo biển Malacca. Ngoài ra, ASEAN là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Trong lĩnh vực năng lượng, Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu trên thế giới với 80% là nhập khẩu, trong khi mức tiêu thụ năng lượng của nước này sẽ tiếp tục tăng 4,2% mỗi năm. Vì vậy, một Biển Đông hòa bình, ổn định sẽ có lợi cho hoạt động hợp tác, khai thác dầu khí giữa Ấn Độ và các nước nói riêng và thị trường dầu mỏ thế giới nói chung.

Trong những năm qua, Ấn Độ đã tích cực nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại các diễn đàn song phương và đa phương, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ấn Độ cũng thường xuyên thể hiện sự ủng hộ đối với ASEAN và các bên liên quan trong việc đoàn kết, giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua đối thoại, đồng thời đẩy mạnh hợp tác hàng hải với các nước. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo pháp luật quốc tế, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới đàm phán ký kết Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Trong 6 năm (2014 – 2020), Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đi thăm trên 50 quốc gia, đón nhiều nguyên thủ các nước. Trong các cuộc gặp song phương và đa phương, Ấn Độ đều đề cập đến vấn đề Biển Đông. Ấn Độ và các nước đã ký kết nhiều thỏa thuận, đưa ra nhiều tuyên bố, cam kết về đảm bảo an ninh trên biển, tự do hàng hải, an toàn hàng không dân dụng quốc tế và kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới