Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số phân tích về hạn chế hiện nay của ASEAN khi...

Một số phân tích về hạn chế hiện nay của ASEAN khi xây dựng Cộng đồng theo “Tầm nhìn ASEAN 2025”

Ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN. Theo Tầm nhìn ASEAN 2025, Cộng đồng sẽ là một tập thể các quốc gia gắn kết chặt chẽ hơn về cơ sở hạ tầng, nhất thể hóa cao hơn về thể chế, chính sách nhằm củng cố và duy trì hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề chung… Tuy nhiên, về khách quan có một hạn chế đang là rào cản của Cộng đồng đó chính là việc một số nước theo đuổi những tính toán, lợi ích riêng cho mình.

TQ là nhân tố khiến môt số nước có sự tính toán lợi ích riêng mà bỏ qua tiếng nói chung của Cộng đồng

Trung Quốc là bên tranh chấp lớn trong vấn đề Biển Đông. Họ giống như là một mình một phía với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, chính trị vượt trội. ASEAN, trong vấn đề Biển Đông, muốn là đối tác đa phương của Trung Quốc nhưng nước này kiên quyết giữ song phương, có đàm phán thương lượng thì riêng với từng nước liên quan, không làm với “một tập hợp”. Nhưng Trung Quốc đã tốn công, tốn sức không ít và có sự bối rối lớn khi tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới vào thời kỳ mà Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 (2014) và khi Philippines Aquino kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài.

Sự rạn nứt bắt đầu từ năm 2010 và rõ hơn 2012 việc này trở nên rõ ràng hơn, khiđó Campuchia là Chủ tịch ASEAN đã công kích Việt Nam và Philippines vì phê phán quan điểm của họ liên quan đến vấn đề Biển Đông. Khi Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế và giành được phán quyết thuận lợi của Tòa (7/2016), chỉ có Việt Nam bày tỏ sự hoan nghênh. Các nước ASEAN khác, tùy từng thời điểm cho đến nay đã cho thấy quan điểm của mình đối với phán quyết này nói chung là dè dặt.

Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác cùng khai thác tài nguyên biển trong các khu vực chồng lấn, thể hiện một tinh thần hiểu biết. Đã có thỏa thuận chung giữa Thái Lan và Malaysia về việc mỗi bên có thể khai thác 50% sản lượng khí đốt trong khu vực này. Campuchia và Thái Lan cũng tích cực thúc đẩy việc khai thác năng lượng trong khu vực chồng lấn giữa hai nước. Trong khi đó, Việt Nam đang thảo luận với Indonesia và Malaysia về việc xác định vùng đánh cá chung trong khu vực tiếp giáp giữa ba nước, tránh tình trạng bắt giữ tàu cá của nhau hoặc gây ra các sự hiểu lầm khác.

Biển Đông đã là vấn đề quốc tế bởi sự tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực. Nó càng trở thành vấn đề quốc tế khi là một trong những đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Nước lớn gần cận với quan điểm của Việt Nam nhất có lẽ là Nhật Bản. Nhật Bản từng ủng hộ Trung Quốc khi Đặng Tiểu Bình đến Nhật Bản, ngay trước khi Trung Quốc đánh Việt Nam 1979. Lập trường này đã có nhiều thay đổi, đặc biệt dưới thời cầm quyền của thủ tướng Abe. Quan hệ giữa hai nước ổn định, gần như là đồng minh cho đến lúc này. Nhật Bản là quốc gia cấp nhiều vốn ODA cho Việt Nam nhất và cũng đặc biệt giúp Việt Nam xây dựng các cơ sở hạ tầng. Không có dấu hiệu gì, không có lý do gì để thấy rằng quan hệ thân thiết giữa hai nước có thể bị phá vỡ.

TQ đã thách thức đối với chủ quyền của nhiều nước ASEAN

Một điều đáng lưu tâm khác là việc Trung Quốc đã thách thức gần như cùng lúc đối với chủ quyền các nước ASEAN (trước đó là đối với Malaysia và Philippines) thêm một lần cho thấy các nước này cần phải có sự đoàn kết, cần phải có một tiếng nói chung hơn bao giờ hết.

Đầu tháng 7/2019 Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa chất 8 tới phía Đông Bắc bãi Tư Chính, làm cái việc mà họ gọi là khảo sát đáy biển khu vực này. Theo như họ cho biết, họ đã “khảo sát” 10 lô dầu khí trong một vùng biển rộng 35.000 km2 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Đã có lúc Hải Dương 8 chỉ cách Phan Thiết 185km, hoặc Ninh Thuận 155km, xâm nhập sâu vào EEZ của Việt Nam. Đi theo tàu này, có nhiều tàu hải cảnh hộ tống, thậm chí cao điểm có lúc có tới tám chục tàu hải cảnh và tàu dân quân Trung Quốc bao quanh và cản trở, xua đuổi tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Những tàu này còn dấn thêm một bước là quấy rối gần lô 06-01, nơi Rosneft Việt Nam đã hoạt động khai thác trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi mà hai tập đoàn BP và Conoco Philips từ đầu những năm 2000 đã triển khai dẫn khí đốt vào đất liền Việt Nam, đáp ứng một phần năng lượng cho nhà máy điện. Hiện tại khí từ mỏ Lan Đỏ chiếm tới 1/10 tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam và đang do Rosneft Việt Nam khai thác. Cần nói rằng xa bờ hơn một chút là các lô 07-03 và 136-03 cũng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là nơi vào các năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã gây sức ép buộc công ty Repsol của Tây Ban Nha phải rời đi.

Hoạt động của các tàu hải cảnh này không đơn thuần là bao bọc, che chắn cho Hải Dương 8 mà còn nhuốm màu bạo lực. Chẳng hạn ngay từ đầu, ngày 2/7, các tàu hải cảnh đã di chuyển với tốc độ cao trong một cự ly gần giữa hai tàu Việt Nam hay giữa tàu Việt Nam với giàn khoan. Sau đó, trong thời gian căng thẳng nhất, họ lại tiến hành đâm va và phun nước vào các tàu Việt Nam bảo vệ giàn khoan, giống như các hoạt động của họ trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014. Ngoài mục đích tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, hoạt động của Hải Dương Địa chất 8 còn mục đích gây sức ép với Nga (có lẽ đây là mục đích chính?), nước đang có công ty Rosneft hoạt động trong khu vực theo thỏa thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga trước đó, theo cách mà Trung Quốc từng gây sức ép với Repsol của Tây Ban Nha. Như đã đề cập, ngay trong dịp này, Nga đã công khai thư khen ngợi của Tổng thống Putin đối với Giám đốc Rosneft Việt Nam BV, công ty đang hoạt động thăm dò ở đây, một phản ứng rõ ràng đối với Trung Quốc. Về phía mình, ngay từ đầu, phản ứng của Việt Nam là mạnh mẽ. Ngày 12/7 Thủ tướng Việt Nam đã đến trụ sở cảnh sát biển và trực tiếp đàm thoại, động viên lực lượng này đang làm nhiệm vụ ở bãi Tư Chính. Suốt trong quá trình tàu Hải Dương Địa chất 8 và các tàu hải cảnh gây rối, Cảnh sát biển Việt Nam đã kiên quyết không rời vị trí, đáp trả ngoan cường các hành động có tính chất vũ lực của họ.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có cuộc thăm viếng Việt Nam (8/2019). Trong tuyên bố chung, hai bên đã nhấn mạnh vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình, thông qua các tiến trình pháp lý, không đe dọa sử dụng vũ lực, và phải tuân thủ Công ước luật biển của Liên hợp quốc 1982. Trong cuộc đi thăm một nước ASEAN khác ngay sau đó, từ kinh nghiệm xử lý các khoản vay nợ của nước mình sau khi trở lại làm Thủ tướng, ông Mahathir đã nói: “Hãy trân trọng giá trị của độc lập tự chủ, một khi vay nợ thì sẽ không còn độc lập tự chủ nữa”. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng nói rằng, nếu để nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ cũng có nghĩa là để mất chủ quyền, “nhưng những can thiệp khẩn thiết như trường hợp Khmer Đỏ trước đây lại khác”. Có lẽ ông muốn nhắc đến hành động hy sinh giúp đỡ Campuchia của Việt Nam mà đến nay cũng vẫn còn những ý kiến khác trong khu vực? “Để ngăn các cường quốc can thiệp, các nước ASEAN phải đoàn kết thành một khối vững chắc”, ông kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới