Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBáo cáo của Quốc hội Mỹ về việc các nước tăng cường...

Báo cáo của Quốc hội Mỹ về việc các nước tăng cường xây dựng quan hệ đối tác nhằm đối phó với ảnh hưởng, hiện diện của TQ

Quốc hội Mỹ nhận định trong thời gian qua, các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã có nhiều bước đi nhằm tìm kiếm, mở rộng quan hệ đối tác nhằm đối phó với ảnh hưởng, hiện diện của Trung Quốc.

Australia

Để chống lại sự hiện diện khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Đại Dương, Australia đã tìm cách tăng cường các mối quan hệ an ninh. Tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds đã chỉ ra rằng Canberra sẽ tăng cường các kế hoạch chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách lập ra một đơn vị quân sự mà sẽ tăng cường năng lực, khả năng phục hồi và khả năng tương tác với các đối tác của Australia ở Thái Bình Dương. Đơn vị này sẽ tập trung vào việc tiến hành các hoạt động an ninh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và gìn giữ hòa bình trong khu vực. Ngoài việc thiết lập đơn vị này, Australia cũng đang theo đuổi và duy trì mối quan hệ an ninh với một số nước láng giềng ở Thái Bình Dương, trong đó có Vanuatu, Fiji và Quần đảo Solomon. Ngoài ra, Canberra đã hợp tác với Washington để xây dựng một căn cứ hải quân ở Papua New Guinea như nỗ lực một phần làm suy giảm ảnh hưởng đang gia tăng của Bắc Kinh ở nước này và là một cách ứng phó với việc Bắc Kinh theo đuổi xây dựng một căn cứ ở Vanuatu.

Ấn Độ

Những quan ngại của Ấn Độ về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương đã thúc đẩy nước này quan tâm đến việc tăng cường quan hệ đối tác an ninh với Nhật Bản và Mỹ. Ấn Độ và Mỹ đã thiết lập một đường dây nóng trực tiếp và ký Thỏa thuận về khả năng tương thích thông tin liên lạc và an ninh trong năm 2018, cho phép hai nước trao đổi những thông tin nhạy cảm một cách nhanh chóng và an toàn. Ấn Độ và Nhật Bản tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh, với việc năm 2015 Nhật Bản đã trở thành thành viên thường trực của cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm giữa Mỹ và Ấn Độ. Hai nước cũng đã đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng mới để tăng cường hợp tác an ninh song phương và sẽ tiến hành các cuộc tập trận vào năm 2019 giữa các lực lượng không quân và mặt đất của họ. Ấn Độ cũng đã tăng cường sự hiện diện hải quân ở Biển Đông, tiến hành một số cuộc tập trận tại khu vực này trong năm 2019, bao gồm cuộc tập trận hải quân song phương lần thứ hai với Việt Nam, một cuộc tập trận kéo dài 6 ngày với Mỹ, Nhật Bản và Philippines và một cuộc tập trận riêng với Pháp.

Singapore

Singapore tìm kiếm sự ổn định ở Biển Đông và ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Mỹ. Dù duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và đã thực hiện các hoạt động huấn luyện với quân đội, nhưng Singapore đã cho phép Mỹ, Australia và New Zealand duy trì sự hiện diện hải quân thường xuyên ở nước này. Singapore cũng có mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với Ấn Độ và ủng hộ Ấn Độ can dự vào Đông Nam Á, đặc biệt liên quan đến việc Ấn Độ ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và cam kết duy trì các tuyến liên lạc trên biển an toàn giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông. Các thỏa thuận gần đây giữa Singapore và Ấn Độ nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ này bao gồm việc gia hạn một hiệp ước huấn luyện 5 năm vào năm 2017 cho phép không quân Singapore tập luyện ở Ấn Độ và một thỏa thuận năm 2018 liên quan đến việc phối hợp hải quân, hậu cần và hỗ trợ các quân chủng trong các chuyến thăm cảng và tập trận quân sự.

Nhật Bản

Nhật Bản duy trì liên minh mạnh mẽ với Mỹ, đồng thời tăng cường ảnh hưởng khu vực của mình bằng cách tăng cường hoạt động ra nước ngoài thông qua việc cung cấp hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và an ninh. Nhật Bản đặc biệt tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với nhiều nước Đông Nam Á, tài trợ các tàu tuần tra, máy bay giám sát hàng hải và các linh kiện máy bay trực thăng dự phòng cho Philippines, các tàu tuần tra cho Việt Nam và máy bay chống ngầm P-3 Orion đã hết thời gian phiên chế cho Malaysia.

Việt Nam

Trong khi tìm cách ổn định mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đang tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand. Năm 2018, Việt Nam và Ấn Độ hứa hẹn tiếp tục hợp tác quốc phòng bao gồm các cuộc đối thoại cấp cao, mua sắm vũ khí và các chuyến thăm cảng của các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển, cũng như tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Cũng trong năm 2018, Việt Nam và Mỹ đã làm việc để tăng cường quan hệ an ninh thông qua một loạt trao đổi giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của họ, chuyến thăm cảng đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương hai năm một lần do Mỹ tổ chức.

RELATED ARTICLES

Tin mới