Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga giúp Mỹ chống COVID-19: Phép thử 'ông lớn'

Nga giúp Mỹ chống COVID-19: Phép thử ‘ông lớn’

Moscow không tính toán nhưng lại bị đặt trong hoàn cảnh muốn gỡ trừng phạt kinh tế, liệu Mỹ có mở lòng với Nga?

Giữa đại dịch COVID-19 hoành hành, người Nga dường như đã sẵn sàng dang tay “cứu thế giới”. Moscow là một trong số các quốc gia nhiệt tình giúp đỡ các quốc gia khác đối phó với đại dịch toàn cầu mà không tư lợi xem họ có được nhận lại điều gì hay không.

Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi Đại sứ liên bang Nga tại Washington Anatoly Antonov mới đây đã bày tỏ về việc Nga sẵn sàng giúp đỡ Mỹ chống lại đại dịch COVID-19 giống như việc nước này đã từng đề nghị hỗ trợ Mỹ dập tắt đám cháy rừng tại California.

Mỹ chưa có phản hồi trước sự giúp đỡ nhiệt thành của Nga – đối tượng luôn bị Mỹ gán các “tội lớn” như can thiệp bầu cử Mỹ, gây chiến tranh ở miền Đông Ukraine, đe dọa an ninh năng lượng châu Âu…

Lựa chọn của Mỹ sẽ là gì? Từ chối sự giúp đỡ hay nhận hỗ trợ của Nga và luôn canh cánh về việc có nên gỡ bỏ trừng phạt Nga hay không.  

Điều này đã được ông Antonov hóa giải. Đại sứ Antonov đã “dạm trước” rằng, Moscow thực sự muốn giúp đỡ và mong Mỹ từ bỏ “tư duy khối” (tư duy từ thời Chiến tranh Lạnh giữa liên minh NATO và xã hội chủ nghĩa).

Như vậy, Moscow có thể giúp đỡ Mỹ như những người nhìn thấy nhau trong hoạn nạn. Người Nga sẵn sàng đến Mỹ với thiện chí, nhiệt thành.

Số lượng người nhiễm virus corona thấp ở Nga cho thấy những biện pháp hiệu quả mà chính quyền Nga đã thực hiện và do đó, họ sẵn sàng chia sẻ những gì đang có cho đối tác Mỹ không tính đếm các lợi ích nhận được.

Giờ đây, với việc hỗ trợ Mỹ chống lại dịch COVID-19, Nga đồng thời cũng gửi đi một phép thử với người Mỹ – người có thể ảnh hưởng đến quan điểm của cả châu Âu.

Như người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng thông báo về việc Nga giúp đỡ Ý trong đại dịch COVID-19 không mang tham vọng để châu Âu gỡ trừng phạt Nga.

Khi đó, ông Peskov đã nói rằng, việc gỡ bỏ trừng phạt Nga cũng cần thiết nhưng Moscow không hành động để làm điều đó trước. Dẫu sao thì người quyết định không ở châu Âu mà ở Washington. Phản ứng của “người anh cả của châu Âu” có thể sẽ làm thay đổi thực sự về vị thế của Nga sau đại dịch.

Chỉ cần một cái gật đầu của Mỹ có thể sẽ giúp thay đổi cái nhìn của cả châu Âu về Nga, vừa nhận viện trợ vừa trừng phạt kinh tế, hay từ chối Nga và duy trì “tư duy khối”. 

Sự đồng ý của Mỹ với Nga cũng có thể sẽ khiến Moscow bận rộn hơn trong việc sử dụng nguồn lực của mình để “cứu thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới