Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 từng nêu rõ hoạt động cải tạo đất-xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc đã “gây tổn thất nặng nề cho môi trường san hô”. Để tìm cách chối bỏ điều này,báo chí, truyền thống và giới khoa học Bắc Kinh đã ra sức đưa ra những lý lẽ ngụy biện.
Chiêu thức tuyên truyền, bao biện của TQ
Từ lâu Trung Quốc đã biết sự suy thoái môi trường ở vùng biển nhạy cảm, nhưng những năm tháng tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng đã che mờ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xử lý vấn nạn này. Bắc Kinh tuyên bố đã phục hồi các bãi san hô bị hủy diệt, nhưng không thể rõ khâu phục hồi này có hiệu quả hay không. Chuyên gia của nhiều cơ quan, gồm Viện Hải dương Nam Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) tuyên bố đã lập một Hiệp hội bảo vệ các bãi san hô Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam, và tổ chức này sẽ do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quản lý. Theo kế hoạch hành động 10 năm vừa được Bộ trên công bố, Trung Quốc phải hạn chế sự xói mòn của san hô ở các bãi chính, và lập các khu bảo tồn để bảo vệ 90% san hô của Biển Đông kể từ năm 2030.
Đi kèm kế hoạch này, một báo cáo của CAS nói hệ san hô ở Biển Đông đã bị suy thoái nặng, nhưng quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) có sự đa dạng san hô lớn nhất. Báo cáo viết: “Vài năm qua, từ tác động chung của hoạt động của con người và sự thay đổi thời tiết, diện tích các bãi san hô ở nhiều khu vực khác nhau đã bị giảm. Hoạt động của con người được cho là nguyên nhân lớn của sự suy thoái của lớp san hô ở Nam Hải”. Gần đây, trên một số trang mạng của Trung Quốc như South China Morning Post, China News Service… đăng tải thông tin cho biết, hồi tháng 1/2019, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này đã lập các cơ sở bảo tồn-phục hồi sự tăng trưởng của san hô ở Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn. Đây là 3 trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ Tài nguyên nước này đang tích cực tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hệ sinh thái của các rạn san hô ở Biển Đông. Các trang mạng trên khoe rằng, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo vệ và khôi phục các rạn san hô sẽ được xây dựng tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn (3 bãi đá chìm trong 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa). Tờ Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn trích dẫn tuyên bố của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, trong đó có đoạn nêu: “Mục đích của các cơ sở này là củng cố hoạt động bảo vệ hệ sinh thái tại Biển Đông, cũng như đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái khu vực”
Sự thật không thể bác bỏ
Từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo đất và phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông để xây 7 căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất – hạ cánh và trạm radar, ụ tên lửa. Các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2 nhằm củng cố cho những yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Một nghiên cứu của Đại học British Columbia (ở Canada) nói nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông đã suy giảm từ 5% đến 30% trong tổng cấp độ hồi 1950, chỉ vì nạn đánh bắt bừa bãi, thảm động thực vật nay trở nên hiếm hoi. Báo cáo viết: “Hậu quả của những tác động tới các bãi san hô, cùng với sự thay đổi thủy động lực thay đổi và các chất dinh dưỡng được giải phóng, là khả năng gây ra hậu quả sinh thái trên diện rộng và lâu dài cho các rạn san hô bị ảnh hưởng và rộng hơn là hệ sinh thái của quần đảo Trường Sa và có thể là xa hơn nữa”.
Từ năm 2013 đến 2016, các cuộc xây dựng đảo nhân tạo để lập căn cứ quân sự Trung Quốc đã phá nát các bãi san hô: “Riêng tàu cuốc Thiên Tân đã chở 4.500 m3 vật liệu/giờ, đủ đổ gần đầy hai hồ bơi tiêu chuẩn thi đấu Olympic. Nhà sinh học biển Johnn MacManus thuộc Đại học Miami (Mỹ) viết: Khâu nạo vét “đã giết chết mọi thứ” sống quanh các bãi san hô này. Ông David Baker, một giáo sư ngành khoa học thủy sản ở Đại học Hồng Kông, nói Trung Quốc đang có một giải pháp “từ ngọn đến gốc” để bảo vệ hệ sinh thái Biển Đông, với sự thực thi các biện pháp khác như cấm đánh cá kể từ mùa hè 2019. Ông cảnh báo: “Tôi nghĩ một trong những điều đi kèm với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông, chính là việc quản lý môi trường. Điều tôi thật sự lo ngại về việc bảo tồn Biển Đông đang bị xem thường, bởi bối cảnh chính trị-xã hội cho đến các nhóm lợi ích, nhất là ngành đánh cá rất quyền lực”. Công tác bảo tồn của Trung Quốc cũng có thể bị các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông đánh giá là một động thái của Bắc Kinh, nhằm mở rộng quyền kiểm soát vùng biển này.