Trong gần 4 năm qua, kể từ khi Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên, nước này tiếp tục không tuân thủhầu hết các nội dungcủa phán quyết, bất chấp sự ên án của các nước.
Thứ nhất, không tuân thủ phán quyết bãi Cỏ Mây và vùng biển xung quanh là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Các tàu Trung Quốc tiếp tục thường xuyên tuần tra qua lại và có lần, trực thăng của họ còn quấy rối nguy hiểm một tàu tiếp tế của Philippines.
Thứ hai, chiếm đóng trái phép đá Vành Khăn, phản đối tàu Mỹ đi qua vô hại trong phạm vi 12 hải lý của đá này, và ngăn chặn Philippines khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của họ và ở bãi Cỏ Rong.Một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào tháng 6/2019 và hơn hai chục ngư dân lênh đênh giữa biển khiến dư luận nước này sôi sục, ba tháng sau họ mới có lời xin lỗi.
Thứ ba, Trung Quốc tiếp tục đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá từ tháng 5 đến tháng 8 trong một khu vực phần lớn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam. Các căn cứ quân sự (bao gồm các sân bay) đã được Trung Quốc thiết lập trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), đá Subi, đá Vành Khăn, đá Chữ Thập. Radar, tên lửa còn được hiện diện ở những cơ sở nhỏ hơn. Vụ Tư Chính đã cho thấy những căn cứ này phát huy tác dụng như thế nào. Tàu Hải Dương Địa chất 8 sau một thời gian quấy rối việc thăm dò, khai thác của Việt Nam ở Bãi Tư Chính lại trở về đây tiếp nhiên liệu, phụ liệu, không phải trở về tận Hải Nam hay các cảng đất liền. Điều này đã không thể xảy ra trước khi Trung Quốc hoàn thành việc xây cất các đảo đá.
Thứ tư, Trung Quốc đã không ngăn chặn ngư dân của họ hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tại bãi Vành Khăn và trên khắp Trường Sa. Tháng 6/2019, một trong số các tàu này đã đâm chìm một tàu cá Philippines
Thứ năm, không tuân thủ phán quyết không cho phép ngư dân Trung Quốc khai thác trái phép loại sò tai tượng có nguy cơ tuyệt chủng bằng các biện pháp tàn phá môi trường, phá hủy nghiêm trọng một diện tích lớn san hô, dưới sự chứng kiến của lực lượng tuần duyên Trung Quốc như một sự phá hoại lấy được.Các chuyên gia cảnh báo đội tàu đánh bắt cá khổng lồ cùng các hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc đang gây thiệt hại nặng nề cho các rạn san hô ở Biển Đông.
Thứ sáu, Trung Quốc đã phá hủy trái phép môi trường thông qua việc xây đắp đảo. Trung Quốc đã hoàn thành công việc nạo vét và chôn lấp tại quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016. Cũng bao gồm cả việc Trung Quốc lắp đặt các trạm giám sát trên các rạn san hô ở Hoàng Sa, hủy hoại môi trường sống dưới biển. Theo báo Economist của Anh, từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo đất và phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông để xây 7 căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất – hạ cánh và trạm radar, ụ tên lửa. Chức năng của các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2 là “tàu sân bay không thể chìm”, nhằm để Bắc Kinh ngang ngược ấn định chủ quyền vùng biển phong phú tài nguyên và hải sản này.
Thứ bảy, không tuân thủ phán quyết, các tàu chấp pháp của Trung Quốc tiếp tục vi phạm các quy định về chống va chạm bằng cách tạo ra nguy cơ va chạm, gây nguy hiểm cho các tàu của Philippines. Vụ quấy rối tàu tiếp tế của Philippines gần bãi Cỏ Mây tháng 5/2018 là một ví dụ.
Cuối cùng, Phán quyết của Tòa trọng tài là Trung Quốc không thể yêu sách chủ quyền hoặc các quyền khác trong phạm vi đường 9 đoạn vốn vượt khỏi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Trung Quốc được UNCLOS cho phép. Dù đã ít đề cập hơn trước đây về “đường chín đoạn” nhưng việc nước này tiếp tục tuyên bố có chủ quyền lịch sử đối với hầu hết các vùng biển và đáy biển ở Biển Đông tiếp tục phản đối tất các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong “đường 9 đoạn” bất kể chúng nằm cách các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền bao xa, tiếp tục để ngư dân của mình đánh cá trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Indonesia là vô pháp, không thể chấp nhận. Sự bất tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài then chốt nhất, nghiêm trọng nhất dẫn đến tất cả các hoạt động bất tuân khác của Trung Quốc.