Sau sự kiện tàu hải cảnh Trung Quốc bất ngờ lao thẳng vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi Việt Nam, khiến tàu này bị chìm. Dư luận thế giới hết sức bất bình, cùng lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, nhất là các nước Mỹ, Nga, Philippines…. Thế nhưng mới đây trên tờSouth China Morning Post, một học giả lại viết bài bênh vực cho kẻ gây bão trên biển.
GS Mark J. Valencia
Học giả đó là GS Mark J. Valencia. Ông ta viết bài đăng báo hôm 11/4. Bài báo có đầu đề: “Nói xấu Trung Quốc không giúp giải quyết tranh chấp trong vùng biển Đông giàu hải sản”. Thật là một giọng nói lạc lõng, phi khoa học và bất chấp thực tiễn. Ai nói xấu Trung Quốc? Nếu Trung Quốc đàng hoàng không cho tầu lớn vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thì ai lên tiếng phản đối họ?
Để bảo vệ hành động ngông cuồng của tàu Hải cảnh Trung Quốc, ông Mark J. Valencia đã viết rất lòng vòng. Ông ta lập luận, trong những năm qua chủ yếu là tàu cá Việt Nam xâm phạm và bị bắt tại vùng biển của các nước Indonesia và Malaysia. Còn không hề có chuyện tàu cá Trung Quốc xâm phạm tại vùng biển của các nước khác. M.Valencia xưng xưng nói rằng, Việt Nam đã cho nhiều tàu khai thác hải sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc (!).
Xin hỏi ông M.Valencia căn cứ vào đâu để nói rằng Việt Nam xâm phạm vùng biển Trung Quốc? Phải khẳng định thêm một lần, cái “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh tưởng tượng ra đã bị Tòa trọng tài quốc tế tại Lahaye bác bỏ từ năm 2016. Trung Quốc không thể đưa cái “lưỡi” này ra mà liếm Biển Đông. Không thể ngang nhiên xua đuổi tàu cá của các nước hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ.
Không những ngang nhiên xua đuổi tàu cá của các nước đánh cá mà Trung Quốc còn tự do đưa rất nhiều tàu đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippiné, Indonesia, Malaysia… Có những ngày có hàng trăm tàu cá Trung Quốc xâm phạm và đánh cá trong vùng biển các nước trong khu vực.
Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật “vùng xám”, xua đội tàu “ngư binh” với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh, ngăn cản lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước trên biển Đông. Chỉ cần nhìn lại các sự kiện tranh chấp mấy năm qua đủ thấy những vi phạm có hệ thống của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng Valencia đã cố tình lấy các số liệu tàu “bị bắt” để nói rằng Trung Quốc không… đánh cá trộm!
Theo quy định của luật pháp quốc tế, tại vùng biển tranh chấp ngư dân hai nước được quyền cùng nhau đánh bắt hải sản. Khi bị tàu nước ngoài tấn công, các hành động bảo vệ ngư dân của tàu kiểm ngư Việt Nam là đúng pháp luật. Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để kiểm soát, yêu cầu ngư dân chú ý khi hoạt động khai thác hải sản, không xâm phạm vùng biển của các nước khác. Còn trong trường hợp ngư dân Quảng Ngãi vừa rồi hoàn toàn khai thác trong khu vực chủ quyền Việt Nam.
Là những nhà nghiên cứu khoa học chân chính, hầu hết các học giả quốc tế đều khẳng định hành xử của Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc quốc tế, quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc là thành viên, thế nhưng chỉ có Valencia nói ngang, nói ngược.
Không chỉ có bài báo này, hôm 13/3/2020 Valencia cũng viết một bài “nghiên cứu” đăng trên tờ SCMP. Bài báo xuất hiện sau khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến thăm Đà Nẵng, Việt Nam. Đó là bài “Why the US-Vietnam strategic alliance in the South China Sea is unlikely to last” (tạm dịch: Lý do liên minh chiến lược Việt-Mỹ ở biển Đông khó bền vững).
Valencia xưng xưng nói rằng, quan hệ Mỹ-Việt Nam là “liên minh”. Thực raHà Nội luôn khẳng định kiên trì theo đuổi quan điểm “ba không”, bao gồm: 1- không tham gia các liên minh quân sự; 2- không dựa vào nước này để chống nước kia; 3- không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Sự tăng cường hợp tác quốc tế của Việt Nam với Mỹ và các quốc gia khác, ngay cả khi Trung Quốclàm mưa làm gió trênbiển Đông, không đồng nghĩa là “đồng minh”.
Valencia còn nhận định rằng, quan hệ Việt Nam-Mỹ được tăng cường chỉ vì “mối đe dọa từ Trung Quốc” tại khu vực. Và rồi ông ta đi đến kết luận Việt-Mỹ “không có điểm tương đồng về văn hóa, ý thức hệ và hệ thống chính trị cũng như thế giới quan” nên tương lai quan hệ hai nước sẽ “chưa nở vội tàn” (!).
Liên quan một sự kiện ngoại giao khác: Việc Mỹ và Triều Tiên tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần hai tại Hà Nội năm 2019. Sự kiện này cho thấy, mô hình chính trị, đường lối phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam không còn là trở ngại đối với quan hệ Việt-Mỹ. Điều này đã bác bỏ nhận định của Valencia. Sự khác biệt trong các nền tảng văn hóa, chính trị, thế giới quan không thể ngăn quan hệ Việt Nam-Mỹ tiếp tục phát triển, cho dù Trung Quố có phải là mối đe dọa tại khu vực biển Đông hay không.
Valencia còn mắc sai lầm lớn khi gộp Việt Nam vào chung nhóm với Trung Quốc về việc không cùng quan điểm về Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ. Ông ta giả bộ ngây thơ: Việt Nam cũng giống Trung Quốc trong việc yêu cầu tàu nước ngoài thông báo trước khi thực hiện quyền “đi qua không gây hại” khi qua lãnh hải của mình.
Sao lại so sánh kì cục như thế? Trong khi Việt Nam có đủ bằng chứng, lý lẽ hợp pháp về chủ quyền trên biển chiếu theo UNCLOS thì Trung Quốc toàn những lí sự “cả vú lấp miệng em”. Khi Việt Nam yêu cầu thông báo trước khi “đi qua không gây hại” là hoàn toàn dễ hiểu. Còng Trung Quốc không có chủ quyền tại các vùng biển này lạiđưa ra yêu cầu tương tự là rất vô lý. So sánh hành xử của Việt Nam và Trung Quốc là “giống nhau”, Valencia muốn người đọc hiểu nhầm vùng biển hoàn toàn của Việt Nam thành vùng biển đang có chồng lấn và tranh chấp.
Về vấn đề biển Đông, Cả Việt Nam và Mỹ chưa bao giờ tuyên bố “Trung Quốc là mối đe dọa chung” hoặc các tuyên bố ám chỉ tương tự. Chỉ có lập trường tự do, cởi mở và thượng tôn pháp luật được khẳng định dứt khoát, kiên định.
Cả Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ và ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 dựa trên UNCLOS, bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc. Các nước trong khu vực cùng lên án việc Trung Quốc cải tạo các thực thể thành đảo nhân tạo, quân sự hóa thành các tiền đồn, đe dọa an ninh khu vực; ủng hộ một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông “thực chất và có hiệu quả” giữa ASEAN và Trung Quốc.
Hành động của Valencia qua hàng loạt bài báo vừa nêu trên đã chứng tỏ sự thiếu thiện chí, thiếu khách quan, công tâm của một người nghiên cứu khoa học. Thậm chí có học giả quốc tế chỉ đích danh Valencia là kẻ bất lương. Không hiểu Bắc Kinh đã trọng thưởng cho ông ta những gì?
————————————
GS Mark J. Valencia