Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐộng thái mới của Mỹ và Úc ngăn chặn “lao động cưỡng...

Động thái mới của Mỹ và Úc ngăn chặn “lao động cưỡng bức” Tân Cương

Công luận thế giới vẫn luôn không ngừng lên án chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), một số thương hiệu quốc tế lớn cho biết họ đang thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hàng hóa từ Tân Cương không phải do lao động cưỡng bức người dân tộc thiểu số.

Gần đây đã có những báo cáo mới nhất của Ủy ban Vấn đề Trung Quốc (CECC) Quốc hội Mỹ và Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra hồi đầu tháng Ba về một số công ty đa quốc gia thương hiệu lớn có liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Những công ty này bao gồm: thương hiệu đồ thể thao Adidas, các công ty thời trang như H&M, Tommy Hilfiger, Abercrombie và Fitch, và công ty quần áo ngoài trời The North Face.

Đại diện của các công ty này nói với VOA rằng họ đang làm việc với các đại diện của họ ở Trung Quốc để ngăn chặn việc thu mua từ các nhà cung cấp bị nghi ngờ liên quan đến lao động cưỡng bức.

Người phát ngôn của Adidas là Rich Efrus cho biết: “Sau khi các cáo buộc được đưa ra vào mùa xuân năm 2019, chúng tôi đã ngay lập tức hướng dẫn các nhà cung cấp của chúng tôi không mua bất kỳ sản phẩm hoặc tơ sợi nào từ Tân Cương.”

Tân Cương có hơn 13 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ khác, là khu vực cung ứng sản xuất bông chủ yếu của Trung Quốc, chiếm 84% sản lượng bông của Trung Quốc. Sản lượng bông của Trung Quốc chiếm khoảng 22% trên thế giới.

Ulrika Isaksson, phát ngôn viên của công ty bán lẻ hàng may mặc đa quốc gia H&M của Thụy Điển, cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát tất cả các nhà máy may mặc của Trung Quốc mà chúng tôi hợp tác, qua đó kết luận rằng không có nhà máy nào thông qua cái gọi là chương trình chuyển giao lao động hay kế hoạch việc làm sử dụng lao động từ Tân Cương.”

Molly Cuffe, phát ngôn viên của công ty sản phẩm giải trí ngoài trời The North Face cho biết, công ty cho rằng lao động cưỡng bức là “nô lệ hiện đại”, và công ty cam kết chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty luôn gắn liền với bảo vệ nhân quyền được quốc tế công nhận, bao gồm cả ở Tân Cương.

 Đàn áp người Tân Cương

Kể từ năm 2017 đến nay, ĐCSTQ đã luôn bị cáo buộc tùy tiện giam giữ hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và giám sát chặt chẽ những nhóm người khác. Theo tổ chức nhân quyền, những người bị giam giữ bị ép buộc chấp nhận “giáo dục lại” (nhà cầm quyền Trung Quốc gọi là Trung tâm huấn luyện và giáo dục nghề nghiệp), họ bị buộc phải bài xích tín ngưỡng của họ. Trong những tháng gần đây, đàn áp của Bắc Kinh đối với Tân Cương đã bước sang một giai đoạn mới, theo đó hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại “giáo dục lại”  đã được gửi đến các nhà máy làm việc với mức lương rẻ mạt.

Đầu tháng Ba, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã công bố báo cáo “Uyghur for Sale”. Báo cáo tiết lộ rằng có tới hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã bị ép buộc đến các nhà máy trên khắp Trung Quốc.

Đáp lại, giới chức ĐCSTQ cáo buộc các báo cáo là không có cơ sở, họ cho biết chính sách Tân Cương của họ nhằm chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan và ly khai. Những gì thiết lập ở Tân Cương chỉ là “Trung tâm giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề” để dạy họ “kỹ năng mới”.

Trong họp báo thường kỳ hôm 11/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết không có thứ gọi là “lao động cưỡng bức”, các báo cáo liên quan là một phần của chiến dịch bôi nhọ Trung Quốc.

 Dự luật của Mỹ

Đầu tháng Ba, giới lập pháp Mỹ đã giới thiệu một dự luật liên đảng chưa từng có: “Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ” (Uyghur Forced Labor Prevention Act), yêu cầu các công ty Mỹ phải có chứng nhận của Chính phủ Mỹ để chứng minh hàng nhập khẩu vào Mỹ và hàng hóa mua từ Tân Cương không được sản xuất bởi lao động cưỡng bức. Dự luật cũng yêu cầu Tổng thống Mỹ “xác định và chỉ định” các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ người nước ngoài nào liên quan đến việc ép buộc lao động dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Ngày 11/3, tổ chức tiêu chuẩn trồng bông toàn cầu là “Hiệp hội phát triển bông tốt” cho biết, trong mùa bông sắp tới sẽ đình chỉ việc cấp giấy phép cho Tân Cương.

Chia sẻ với VOA, ông Peter Irwin – quan chức Dự án cấp cao của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ cho biết động thái của Mỹ có thể khuyến khích nhiều quốc gia thực hiện các hành động tương tự, đặc biệt là những nước quan tâm đến quyền con người.

“Dự luật này rất có ý nghĩa, vì nếu Trung Quốc tiếp tục bất chấp các chuẩn mực quốc tế, dự luật có thể trở thành cơ sở để khiến nền kinh tế đang bị suy yếu của Trung Quốc phải trả giá hơn nữa: nếu nhiều nước khác có quan tâm tương tự cũng áp dụng các biện pháp như vậy”, ông cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới