Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnĐừng bắt nước chảy ngược!

Đừng bắt nước chảy ngược!

Sau khi Phái đoàn của Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi Công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông,các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã mở cuộc chiến thông tin, đưa ra nhiều “tin giả” và các bài bình luận sai trái về biển Đông.

Đi tiên phong trong cuộc chiến này là tờ Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật báo. Tờ Hoàn Cầu trắng trợn vu cáo: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”(Báo đăng ngày 11/4). Góp vào tiếng nói lạc lõng đó có một số học giả, trong đó nổi lên là GS Mark J. Valencia (người Mỹ, thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông, Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc) đã viết một số bài bóp méo sự thật về biển Đông.

Mark J. Valencia viết trên Thời báo Hoàn cầu: “Việt Nam đã vi phạm pháp luật, đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài và sau đó đánh lừa công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc chống lại Trung Quốc”. Về sự kiện rõ như ban ngày này, những thông tin từ phía Việt Nam đã rất rõ ràng, minh bạch. Báo chí Việt Nam và thế giới nêu rõdanh tính 8 thuyền viên, số hiệu của tàu, thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc, tiếng nói của người trong cuộc. Tưởng không phỉa bình luận gì thêm.

Còn Cheng Hanping – nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh – trong một bài viết đã cáo buộc “một tàu đánh cá Việt Nam đã đâm vào mũi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ở vùng biểnTây Sa”. Thật là trò vu cáo bỉ ổi. Không ai tin được, khi một tàu cá nhỏ lại “dám” lao vào tàu hải cảnh lớn!

Cheng Hanping dựng đứng sự việc: “Việt Nam đã chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm sự bồi thường”. Lí lẽ của ông này hệt như giọng lưỡi của bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Việt Nam trước sau giữ vững quan điểm của mình. Và quan điểm đó được Bộ Ngoại giao Philippines cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các nghị sĩ Mỹ ủng hộ. Các nước cũng đã lên án những hành vi phạm pháp của tàu Trung Quốc trên biển.

Cách hành xử vô thiên vô pháp của Trung Quốc khiến cho an ninh biển Đông ngày càng căng thẳng. Các bài viết trên báo chí Trung Quốc đã cố tình kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc bằng cách khơi gợi “tâm lý nạn nhân”. Theo định hướng thực hiện giấc mơ Trung HoaTập Cận Bình, trueyèn thông Trung Quốc khong ngần ngại bộc lộ quan điểm “diều hâu”. Rằng nước này đang bị hà hiếp và cần phải tự vệ chính đáng” (!). Thật là một kiểu bắt nước chảy ngược.

Sau khi Hà Nội nhận được chia sẻ, ủng hộ của Mỹ và cộng đồng quốc tế, tác giả Cheng Hanping “lên án”, rằng Mỹđã công khai đứng về phía Việt Nam để buộc tội Trung Quốc. Việt Nam và Mỹ đã cố tình “liên mình” chống lại Trung Quốc. Ông Cheng bồi thêm: “Những gì Bắc Kinh làm ở biển Đông là để phòng thủ” (!).

Cheng còn cho rằng việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc sẽ “khuyến khích Chính phủ và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá”. Việc làm này có thể “xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc” tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Cheng giả bộ ngây ngô: “Vấn đề này có thể làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đang thổi bùng ngọn lửa để đạt được mục tiêu chính trị của họ”.

Từ trước đến nay Hà Nội nhất quán một quan điểmthực hiện đường lối ngoại giao “ba không”: không tham gia các liên minh quân sự; không dựa vào nước này để chống nước kia; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.Mỹ ủng hộ đường lối ngoại giao này bằng thái độ và các tuyên bố cụ thể. Việt-Mỹ cùng hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

Hợp tác Việt-Mỹ đều nằm trong khuôn khổ luật quốc tế và trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Hai nước đều hướng tới việc thúc đẩy lợi ích song phương, bảo đảm đúng luật pháp, chuẩn mực quốc tế và hướng đến hòa bình, ổn định cho khu vực. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Còn việc Mỹ ủng hộ các quan điểm “thượng tôn pháp luật” của Việt Nam là ủng hộ việc thực thi pháp luật, cụ thể là Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOC) năm 1982.

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Việt Nam là một đất nước nổi lên như một điểm sáng về ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch và điều trị cho người bệnh. Đên nay sau 100 ngày chống dịch mới chỉ có hơn 260 người nhiễm bệnh, trong đó 60% đã được chữa khỏi. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, trong đó có chính phủ nhiều nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vậy nhưng theo các tác giả đăng trên báo chí Trung Quốc, Việt Namnhân lúc chống dịch “không hiệu quả” đã “chuyển lửa” ra biển Đông. “Xem xét những chiến thuật do chính phủ Việt Nam áp dụng khi bắt đầu đại dịch, sẽ hợp lý khi thấy rằng Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý, kiểm soát đại dịch Covid-19 sang gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầuxiên xẹo.

Trước sau vẫn là trò vu cáo bỉ ổi. Xin thưa rằng: Không phải Việt Nam, mà là chính là Trung Quốc đã “chuyển lửa” ra biển Đông!

RELATED ARTICLES

Tin mới