Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại những hành động phi pháp của TQ ở Biển Đông...

Nhìn lại những hành động phi pháp của TQ ở Biển Đông từ đầu năm đến nay và phản ứng của cộng đồng quốc tế

Từ đầu năm 2020 đến nay, bất chấp những nỗ lực chung của các nước trong ngăn chặn đối phó với dịch Covd-19, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hành vi trái phép, gây hấn ở Biển Đông, nhằm tiếp tục ý đồ độc chiếm Biển Đông. Những hành vi của Trung Quốc cũng gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các nước khu vực và thế giới.

Những hành vi trái phép, leo thang của TQ

(1) Tháng 3/2020, Trung Quốc ngang nhiên lập trên đá Chữ Thập và Xu bi hai cơ sở nghiên cứu khoa học do Trung tâm nghiên cứu tích hợp đảo và đá ngầm thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc quản lý. Truyền thông Trung Quốc loan tin, hai cơ sở mới với phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường, nhằm hỗ trợ hỗ trợ điều tra thực địa và nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa. Tân Hoa xã còn dẫn một nguồn tin nói rằng một cơ sở nghiên cứu khoa học tích hợp về rạn san hô và biển nước sâu cũng đã được thành lập trong 2 trạm nghiên cứu mới, ngoài một trung tâm nghiên cứu đã được xây dựng trước đó trên đá Vành Khăn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa. Các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân đạo phi pháp. Trung Quốc đã biến những đảo nhân tạo này thành các tiền đồn có cảng, đường băng và cơ sở liên lạc nhằm mở rộng khả năng kiểm soát hoạt động của các bên tranh chấp khác ở Biển Đông.

(2) Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 10/3 thông báo bắt đầu đơn phương thực thi “lệnh cấm đánh bắt cá” trên Biển Đông và Biển Hoa Đông kéo dài bốn tháng từ 12h00 ngày 01/5 đến 12h00 ngày 01/9/2020. Trong phạm vi từ 120 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough từ 12h00 ngày 01/5 đến 12h00 ngày 16/8/2020. Như vậy so với “lệnh cấm” năm 2019, thời gian “lệnh cấm” năm nay kéo dài hơn 15 ngày. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, gần 9.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam cập bến để nghỉ ngơi, bảo dưỡng tàu trong thời gian này. Tuy nhiên những tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được phép hoạt động. Trung Quốc ngang nhiên áp dụng lệnh cấm này với ngư dân các nước khác, tuyên bố sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần một ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.

(3) Tổ chức “Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông” thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) đưa ra nhiều bài viết vô lý và vô căn cứ để vu khống nhiều tàu cá của Việt Nam xâm phạm trái phép vùng nước của đảo Hải Nam trong ba tháng đầu năm 2020. Cụ thể, dựa trên một nhóm dữ liệu được cho là tín hiệu định danh và định vị của các tàu (AIS), Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) tố cáo tàu cá của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp hoặc do thám gần căn cứ hải quân chiến lược Du Lâm của Trung Quốc với số lượng lớn.

(4) Ngày 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên sử dụng vòi rồng tấn công và đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá hợp pháp trong ngư truyền thống gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 3 tàu cá khác gồm QNg 90045 TS do ông Đặng Tằm làm chủ, QNg 90399 TS do ông Đặng Dũng làm chủ, QNg 90929 TS do ông Nguyễn Thành Linh làm tiến đến tìm kiế cứu hộ, giúp đỡ ngư dân. Khi 3 tàu trên tới vùng biển thuộc đảo Phú Lâm thì bị tàu sắt của Trung Quốc truy đuổi. Khi đã khống chế được tàu QNg 90399 TS và tàu QNg 90929, những kẻ ngang ngược trên con tàu Trung Quốc hung tợn liên tục phun vòi rồng khiến tàu QNg 90045 TS do ông Tằm cầm lái dù chạy thoát nhưng cũng bị gãy cabin. Sau khi lai dắt 2 tàu QNg 90399 TS và QNg 90929 TS về đảo Phú Lâm, khoảng 18h cùng ngày, phía Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên tàu QNg 90617 TS của ngư dân Trần Hồng Thọ. Trước khi cho tàu ông Linh và ông Dũng đưa các ngư dân bị chìm tàu đi, ngư dân Việt Nam vị ép phải ký vào biên bản không rõ nội dung.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Mỹ

(1) Ngày 2/4, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Mỹ đã cùng với khu trục hạm JS Teruzuki của Nhật Bản tiến hành diễn tập liên lạc và phân tán đội hình nhằm tăng cường khả năng phối hợp. Chuẩn đô đốc Fred Kacher, Chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 7 cho biết, các cuộc tập trận tương tự giúp tăng cường cam kết đảm bảo an ninh, ổn định, thịnh vượng và bảo vệ vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Giới chuyên gia, học giả quốc tế và khu vực nhận định cuộc tập trên là hành động cứng rắn của Mỹ và các nước đồng minh nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh. Họ cho rằng cuộc tập trận thể hiện lập trường cứng rắn của Mỹ, Nhật Bản về luật pháp quốc tế ở Hoa Đông và Biển Đông, mà còn xây dựng nên cầu nối những bên có cùng mối quan tâm trước Bắc Kinh. Sự kiện này thể hiện dấu hiệu về sự bất bình của cộng đồng quốc tế đối với các hành động “cơ bắp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.

(2) Ngày 1/4, tàu đổ bộ tấn công LHA-6 America của Mỹ đã mang theo nhiều máy bay chiến đấu tàng hình F-35B tiến hành diễn tập ở ven biển Philippines thuộc Biển Đông. Trong thông cáo do Quân đội Mỹ đưa ra, cuộc tập trận lần này nằm trong khuôn khổ hoạt động tuần tra đảm bảo an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hạm đội 7, nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa các đối tác và đồng minh Mỹ trong khu vực.

(3) Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/4 chỉ trích Trung Quốc vì vụ đánh chìm một tàu cá Quảng Ngãi tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói họ “vô cùng quan ngại” khi nghe tin Trung Quốc đánh chìm một tàu cá Việt Nam, cho rằng “đây là vụ mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định đòi hỏi trên biển phi pháp và gây hại cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”. Bộ Ngoại giao Mỹ còn khẳng định: “Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã bị một tòa trọng tài hồi tháng Bảy 2016 xem là đòi hỏi trên biển phi pháp dựa theo Công ước luật biển 1982 (UNCLOS), đây là quan điểm mà Chính phủ Mỹ chia sẻ”. Mỹ kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tập trung ủng hộ nỗ lực quốc tế chống đại dịch toàn cầu, và ngừng lợi dụng bất lợi hay sự thiếu tập trung của các nước nhằm đẩy mạnh yêu sách phi pháp trên Biển Đông.

Philippines

(1) Bộ Ngoại giao Philippines (8/4) bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở Biển Đông hôm 1/4, đồng thời cảnh báo rằng những sự cố như vậy sẽ làm xói mòn quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Kinh. Trong tuyên bố ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh các ngư dân nước này cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc và sẽ mãi ghi nhớ hành động nhân đạo của Việt Nam khi cứu vớt các ngư dân Philippines. Việc tạo ra các sự cố trên biển sẽ không bao giờ làm phát sinh quyền hợp pháp ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào”, Bộ ngoại giao Philippines lập luận đồng thời kêu gọi sự kiên nhẫn ở Biển Đông. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, việc tiếp tục củng cố các mối quan hệ khu vực đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc cùng cam kết nhằm hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra bởi đại dịch Covid-19.

(2) Tháng 1/2020, Philippines đã gửi hai công hàm đến Liên hợp quốc. Trong công hàm đầu tiên, Philippines đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, và lần đầu tiên quốc gia này sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa quốc gia này và Trung Quốc làm cơ sở pháp lý để phản đối lại Trung Quốc. Bắc Kinh ngay sau đó, với một giọng điệu rất hung hăng, đã trắng trợn tuyên bố Manila không có quyền sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài và yêu cầu Philippines cần “trở lại con đường đúng đắn” (hàm ý chỉ sử dụng đàm phán và hòa giải) khi giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Malaysia

(1) Hôm 12/12/2019, Malaysia nộp đơn lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên hợp quốc xin làm rõ và công nhận giới hạn vùng thềm lục địa của nước này ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này ở Biển Đông. Yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông. Phần thềm lục địa mở rộng mà Malaysia đăng ký được cho là chồng lấn lên vùng 200 hải lý mà Trung Quốc tự áp đặt xung quanh các thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Theo giới chuyên gia, việc Malaysia đệ trình đơn xác lập thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu, quy định của luật pháp quốc tế đường đại, nhất là UNCLOS 1982. Vì theo quy định của UNCLOS, thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển.

Việt Nam

(1) Ngày 39/3, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc vừa gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. công hàm cho biết, liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12/12/2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc, Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định UNCLOS là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 UNCLOS; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng. Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý. Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc.

(2) Sau khi vụ việc tàu QNg 90617 TS bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm, ngày 3/4 vừa qua, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời phản đối hành động của tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Đại sứ quán Trung Quốc công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

(3) Liên quan việc Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Đài Loan tập trận trên đảo Ba Bình, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Cũng theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc. Về thông tin Đài Loan đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định, việc Đài Loan nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này; đe họa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; gây phức tạp và làm căng thẳng tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không được tiếp tục hành động diễn tập trái phép nêu trên cũng như lặp lại hành động vi phạm trong tương lai.

RELATED ARTICLES

Tin mới