Monday, December 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGiới nghiên cứu: Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí...

Giới nghiên cứu: Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện TQ

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để làm căng thẳng tình hình ở Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong Đông Nam Á trên tuyến hàng hải thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực. Hành động này của Bắc Kinh cần bị lên án và ngăn chặn kịp thời.

Theo giới học giả, khi các quốc gia Đông Nam Á đang vật lộn quay cuồng chống lại dịch bệnh Covid-19, đồng thời, nhóm tàu chiến và căn cứ quân sự của Hải quân Hoa Kỳ cũng đang ở trong thế yếu trước nguy cơ bùng phát và lây lan virus corona, đe dọa tính mạng nhiều người, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của các bên thì Trung Quốc lại đang dùng mọi cách tận dụng cuộc khủng hoảng “dịch bệnh chết chóc” như thứ cơ hội chiến lược nhằm khẳng định quyền kiểm soát ở Biển Đông. Với việc không một quân nhân nào của lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hay những đơn vị hữu quan  khác được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2, cường quốc châu Á này đang ngày càng “phô trương cơ bắp” thông qua loạt cuộc tập trận lớn của Quân đội, Hải quân, Không quân PLA nhằm củng cố quyền kiểm soát những thực thể tranh chấp trên Biển Đông. , Mục đích mà Trung Quốc muốn hướng đến là rất đa dạng và khó lường, điển hình như gần đây nhất, Bắc Kinh muốn giám sát chiến lược Biển Đông và “đánh phủ đầu” yêu sách chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu thế hơn.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Richard Javad Heydarian cho biết, đại dịch coronavirus bắt nguồn từ Trung Quốc đang khiến nền kinh tế Philippines đối mặt với hàng loạt nguy cơ, thách thức, sự đình trệ và xu hướng suy thoái, cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tình hình kinh doanh, sản xuất, đời sống xã hội nước này, càng làm tăng thêm sự tức giận và bất bình giữa những người dân Philippines cũng như giới quan chức. Tất cả đều cảm thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng để giành lấy quyền bá chủ trên các vùng biển và thực thể mà Manila tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Bên cạnh đó, có những lo ngại đồng thời rằng bệnh dịch coronavirus có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) để bảo vệ đất nước chống lại các cuộc nổi dậy và các nhóm khủng bố ở các vùng cực nam và ngoại vi, cũng như bên ngoài Trung Quốc, phía Nam Biển Hoa Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi Philippines đang vật lộn với tình hình Covid-19 diễn biến leo thang, Trung Quốc đồng thời đẩy mạnh quá trình quân sự hóa Đá Vành Khăn. Chưa hết, Trung Quốc cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các căn cứ quân sự Subic và Clark chiến lược của Philippines hơn 100 hải lý.

Phó Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển, Đại học Philippines và Giáo sư Carl Thayer nhận định với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Nhưng để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác. Theo đó, Việt Nam phải tiếp tục phản đối bất kỳ hành động trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi Bắc Kinh có những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, luật lệ dựa trên luật pháp sẽ có lợi cho Việt Nam, Philippines và Malaysia hơn nhiều so với luật rừng, nơi kẻ mạnh săn đuổi và chiến thắng kẻ yếu.

Đáng chú ý, giới học giả cũng bác quan điểm cho rằng Việt Nam, Philippines và Malaysia đang phối hợp để ngăn chặn Trung Quốc, khẳng định việc ba nước đưa ra các công hàm phản đối Bắc Kinh tại Liên hợp quốc là do Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Ông Jay Batongbacal cho biết, không phải Việt Nam, Philippines và Malaysia đang “đoàn kết” theo nghĩa ba nước này đã “nhất trí một cách có ý thức” để cất lên tiếng nói duy nhất, hoặc đưa ra một lập trường chung nhất trong các tranh chấp chống lại Trung Quốc. Rõ ràng mỗi nước vẫn hành động độc lập với nhau và không nhất thiết nhất trí với từng chi tiết khi đưa ra một lập trường đơn nhất khi đối mặt với Trung Quốc. Hiện các nước chưa đến thời điểm cố ý và chủ động phối hợp cho các quyết định, chính sách và hành động về vấn đề này. Nhưng các nước đang chứng kiến là một sự nhất quán tự nhiên, hợp lôgic trong lập trường của mỗi bên, vốn dĩ đang là kỳ vọng vì tất cả đều cam kết với quy định pháp luật và đang đặt trọng tâm sâu sắc vào luật pháp quốc tế. Theo ông Batongbacal, vì Việt Nam, Philippines hay Malaysia đều là các nước nhỏ, đang phát triển với sức mạnh quân sự và chính trị còn hạn chế hơn các nước lớn nên việc chú trọng luật quốc tế là tinh thần phù hợp. Việc tuân thủ luật pháp, bảo vệ và lên tiếng theo lẽ phải là điều kiện và nhu cầu hiển nhiên để đảm bảo lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, Giáo sư Thayer và Phó Giáo sư Batongbacal đều cho rằng, với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Mặc dù vậy, để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác. Theo đó, những vi phạm mới nhất của Trung Quốc như vụ đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp hàng hải, triển khai nghiên cứu khoa học trên biển ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và mới đây nhất là đâm chìm tàu cá Việt Nam, tất cả đều có thể là cơ sở cho những đơn kiện trong tương lai. Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng đơn kiện chỉ là một công cụ pháp lý. Biện pháp này phải được cân nhắc hết sức cẩn thận và phối hợp với những hành động ngoại giao và chính trị. Tất cả phải được tiến hành đồng thời và độc lập trong giai đoạn xét xử vụ kiện. Bên thưa kiện phải xem nó là một phần trong khuôn khổ một chiến lược rộng lớn hơn.

Phó Giáo sư Stephen R.Nagy, Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada cho rằng những năm qua, do không có căn cứ pháp lý cho các yêu sách về chủ quyền ở vùng biển này, Bắc Kinh đang áp dụng cách thức “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh” khi thực hiện chính sách đối ngoại ở khu vực. Cách thức như vậy gây ảnh hưởng ngay đến các thành viên ASEAN, đồng thời tạo ra hậu quả lâu dài khi Bắc Kinh tìm cách kiểm soát thực tế ở Biển Đông. Xét về góc độ quân sự thì rõ ràng có ưu thế hơn các nước thuộc ASEAN. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam cần xây dựng sự đồng thuận với các đối tác trong khu vực ở nhiều cấp độ, đồng thời phát triển một hệ thống hồ sơ pháp lý toàn diện. Theo đó, đầu tiên, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các nước liên quan trong khu vực như Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei. Thứ hai, làm việc với các thành viên khác trong ASEAN để dần tạo sự đồng thuận. Thứ ba, tăng cường phối hợp với các cường quốc ngoài khu vực ASEAN như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ… Ở góc độ pháp lý, Việt Nam nên dần có những biện pháp ngày càng cao hơn. Trong việc Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) năm 2016 bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông, thì kết quả thực thi lại chưa cao do Trung Quốc không tuân thủ. Tuy nhiên, việc tiến hành liên tục nhiều biện pháp pháp lý sẽ càng chứng minh sự thiếu nhất quán, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Những hình thức bành trướng sẽ bị lộ rõ hơn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần mở rộng hợp tác hàng hải, thực hiện các hải trình phối hợp cùng nhiều bên, điều động tàu thường xuyên qua lại với các nước khác trên các tuyến hải trình trên Biển Đông. Ngược lại, Việt Nam cũng nên rộng cửa đón chào sự hoạt động chính đáng của các nước khác ở vùng biển trong khu vực. Đó là hình thức để thể hiện sự công nhận lẫn nhau trong các tuyên bố chủ quyền phù hợp. Với những biện pháp như vậy, Việt Nam vừa đảm bảo giữ vững chính sách không liên minh quân sự, nhưng vẫn phối hợp cùng nhiều nước để đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc.

Được biết, sau khi Trung Quốc đưa tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các tuyên bố quan ngại, lên án hành vi của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng và giới nghị sỹ Mỹ liên tục bày tỏ thái độ phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ sát cánh với Việt Nam, lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới