Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang toan tính gì trong kế hoạch đưa nhóm tàu sân...

TQ đang toan tính gì trong kế hoạch đưa nhóm tàu sân bay đến eo biển Đài Loan và Biển Đông?

Trước thông tin liên quan việc Trung Quốc có thể đang chuyển hướng tàu sân bay Liêu Ninh và nhóm tàu hộ tống xuống eo biển Đài Loan và Biển Đông, giới chuyên gia, quan sát khu vực đã chỉ ra ngay âm mưu, ý đồ của Bắc Kinh trong động thái này.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm tổng cộng 6 chiến hạm, ngoài tàu Liêu Ninh, gồm các tàu còn lại là 2 tàu khu trục Tây Ninh (117) và Quý Dương (119) cùng loại Type-052D (lớp Lữ Dương 3), 2 tàu hộ tống Tảo Trang (542) và Nhật Chiếu (598) cùng loại Type-054A (lớp Giang Khải 2), tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965) loại Type-901.Các tàu khu trục và tàu hộ tống trong nhóm tác chiến này đều thuộc thế hệ mới với nhiều trang bị khí tài hiện đại. Trong đó, tàu khu trục lớp Lữ Dương 3, độ choán nước 7.500 tấn, được Bắc Kinh tự hào giới thiệu đã tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tương đương hệ thống Aegis trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ. Tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 còn được trang bị 64 ống phóng thẳng đứng có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa tấn công tàu chiến hoặc mục tiêu trên đất liền YJ-18, tên lửa chống tàu ngầm CY-5. Kèm theo đó còn có nhiều loại vũ khí và radar, tác chiến điện tử. Tàu hộ tống lớp Giang Khải 2, độ choán nước 4.000 tấn, được trang bị 32 ống phóng thẳng đứng dùng khai hỏa tên lửa đối không HQ-16 và tên lửa chống tàu ngầm Yu-8, kèm theo còn có hệ thống pháo cận chiến, ngư lôi…

Chuyên gia Stephen Robert Nagy từ Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế tại Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada

Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy cho rằng “Bắc Kinh đang sử dụng cuộc tập trận của tàu sân bay Liêu Ninh ở vùng biển ngoài khơi Đài Loan để gửi thông điệp đến Đài Bắc rằng quân sự vẫn là một trong các chọn lựa để thống nhất Đài Loan nếu Đài Bắc tiếp tục tìm cách độc lập”. Đưa ra tuyên bố chủ quyền (phi pháp), Trung Quốc vẫn tự cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này. Vì thế, cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh còn ẩn chứa cả tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi. “Không những vậy, khi cho tàu sân bay tập trận ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đe dọa đến các nước ASEAN liên quan tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này. Đưa ra tuyên bố chủ quyền (phi pháp), Trung Quốc vẫn tự cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này. Vì thế, cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh còn ẩn chứa cả tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi”, chuyên gia Nagy nói.

Chuyên gia Satoru Nagao từ Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ)

Tiến sỹ Satoru Nagao cho rằng Trung Quốc từ sớm đã chuẩn bị để nhóm tác chiến tàu sân bay tập trận ở khu vực Thái Bình Dương. Cuối tháng 2, nhóm 4 tàu chiến Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục Hô Hào Hạo Đặc (161) cũng thuộc lớp Lữ Dương 3 và 1 tàu hậu cần, đã tổ chức cuộc tập trận gần Hawaii. Sau khi Bắc Kinh công bố nội dung cuộc tập trận, giới chuyên gia quốc tế nhận xét đây là hoạt động tiền trạm để Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận của nhóm tác chiến tàu sân bay ở vùng Thái Bình Dương. Liên quan cuộc tập trận hồi tháng 2 vừa qua, trên đường quay về đến biển Philippines thì gặp máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Khi đó, tàu Trung Quốc đã chiếu laser vào máy bay Mỹ khiến Washington kịch liệt phản đối vì gây nguy hiểm và “thiếu chuyên nghiệp”. Cũng theo chuyên gia Nagao, trong bối cảnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh hoạt động, cố gắng tạo bước ngoặt trong chiến lược hoạt động bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thậm chí là chuỗi đảo thứ hai. Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai là các khái niệm nằm trong Chiến lược chuỗi đảo mà Mỹ xây dựng nhằm vây xung quanh Trung Quốc và Liên Xô cũ. Theo đó, chuỗi đảo thứ nhất bắt đầu tại quần đảo Kuril/Chishim và kết thúc ở Borneo và phần phía Bắc của Philippines. Chuỗi đảo thứ hai thường được tính là từ quần đảo Bonin (Nhật Bản) đến quần đảo Mariana (được xem là lãnh thổ Mỹ) nằm ở phía Đông của Philippines. Khi đạt được bước tiến vượt ngoài 2 chuỗi đảo này, Trung Quốc sẽ hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chuyên gia James Holmes từ Đại học Hải chiến Mỹ và Chuyên gia Patrick Cronin từ Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ)

Việc tập trận lần này của Trung Quốc nhằm hoàn thiện khả năng tác chiến như xuất kích, hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Bằng cách thể hiện một lực lượng đầy đủ của nhóm tác chiến tàu sân bay, Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh để ép buộc các nước khác ở Đông Nam Á. Bắc Kinh đang công khai sử dụng tàu sân bay tập trận để đe dọa các nước láng giềng và bao gồm cả răn đe Đài Loan. Động thái này còn nhằm thể hiện tàu sân bay Trung Quốc có thể hoạt động như tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt, vốn đang phải neo tại đảo Guam vì dịch bệnh Covid-19. Trung Quốc tuyên bố rằng cuộc tập trận thường lệ, đã được lên kế hoạch từ trước. Nhưng tuyên bố này có thể chỉ nhằm mục đích né tránh việc Bắc Kinh bị chỉ trích đã lợi dụng tình hình các nước đang ứng phó dịch bệnh để tăng cường hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương. Lần này, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc có hải trình đi theo ven Thái Bình Dương qua ngả Đài Loan để vào Biển Đông. Hải trình này nhằm thể hiện thông điệp chứng minh rằng Trung Quốc có thể cắt đường cung từ Mỹ và Nhật Bản qua Đài Loan, rồi bao vây Đài Loan.

Tuy nhiên, thực tế thì số lượng chiến đấu cơ mà Bắc Kinh đang bố trí trên tàu sân bay khó có thể đủ sức cắt đường cung nối từ Mỹ và Nhật Bản qua Đài Loan. Đó là chưa kể một thực tế rằng vẫn chưa có bằng chứng nào thuyết phục về việc tàu sân bay Liêu Ninh thực sự có thể triển khai máy bay tiêm kích để tác chiến. Đối với các nước Đông Nam Á, nhóm tác chiến tàu sân bay có mức độ đe dọa khá lớn, bởi nếu so về tương quan quân sự thì lực lượng chiến đấu cơ của các nước trong khu vực ASEAN khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, xét về ý nghĩa chính trị thì hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh lần này còn mang một thông điệp của Bắc Kinh gửi đến Washington là tàu sân bay của Trung Quốc đã an toàn trong đại dịch Covid-19, còn các tàu sân bay của Mỹ thì không.

Ngoài ra, thực tế thì Bắc Kinh đang có cải thiện đáng kể về hoạt động tàu sân bay. Tháng 12/2016, tàu Liêu Ninh lần đầu tiên triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay vượt eo biển Miyako để đến khu vực tây Thái Bình Dương. Đến tháng 4/2018, tàu sân bay Liêu Ninh lại đạt bước tiến mới khi lần đầu tiên chiến đấu cơ cất cánh thành công từ tàu này ở vùng biển tây Thái Bình Dương. Rồi tháng 6/2019, dù không mang theo chiến đấu cơ, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh đã thành lập một nhóm tác chiến đầy đủ được hộ tống bởi 6 chiến hạm gồm tàu khu trục và tàu hộ tống, cùng 1 tàu tiếp tế để vượt qua eo biển Miyako. Lần này, chiến hạm Liêu Ninh lại vượt eo biển Miyako, qua khu vực Ba Sĩ và tiến vào Biển Đông theo đội hình nhóm tác chiến tàu sân bay để đến Biển Đông tập trận. Do chưa có thông tin đầy đủ về việc tàu Liêu Ninh mang theo chiến đấu cơ nên chỉ có thể dự báo nhiều khả năng, Trung Quốc lần này sẽ tổ chức tập trận với chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay. Qua hải trình lần này, chờ xem tàu Liêu Ninh có thể hoạt động liên tục bao lâu trên biển để chứng minh năng lực của thủy thủ đoàn vốn chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay.

RELATED ARTICLES

Tin mới