Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCựu Ngoại trưởng Philippines lên án TQ thành lập cái gọi là...

Cựu Ngoại trưởng Philippines lên án TQ thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa”, “huyện Nam Sa” ở Biển Đông

Sau khi Trung Quốc công bố thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa”, “huyện Nam Sa” ở Biển Đông, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng đây là hành vi phi pháp của Trung Quốc cần bị lên án.

Theo thông tin trên, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (19/4) cho rằng Chính phủ Philippines đã đưa ra phản đối về việc Trung Quốc đánh chìm tàu của Việt Nam trên Biển Đông thì bây giờ cũng cần đưa ra phản đối về việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa” và “huyện Nam Sa” trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Bên cạnh đó, ông Albert del Rosario cảnh báo Chính quyền Tổng thống Duterte cần phải cảnh giác với những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khi cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trung Quốc không ngừng “tận dụng” thời điểm khó khăn này để tiếp tục theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp, tiếp tục mở rộng sự bành trướng ở Biển Đông, bất chấp cho sự phản đối của người dân Philippines nói riêng, các quốc gia ASEAN và thế giới nói chung khi đặt hai trạm nghiên cứu và đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông thời gian vừa qua.

Được biết, việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là đơn vị hành chính mới quản lý toàn bộ Biển Đông đã vấp phải sự chỉ trích, lên án của Việt Nam cũng như giới học giả khu vực và quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (19/4) đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ quyết định thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa” và “huyện Nam Sa” và các hành vi liên quan của Trung Quốc trên Biển Đông vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, khu vực và thế giới. Cùng ngày, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng đã ra Thông cáo về việc Trung Quốc thành lập khu Tây Sa và khu Nam Sa thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa. Thông cáo nêu rõ, là chính quyền địa phương thuộc TP. Đà Nẵng, trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, UBND huyện Hoàng Sa kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ban hành quyết định thành lập cái gọi là “khu Tây Sa và Nam Sa” thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Lập trường này đối với cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND ngày 04/7/2012 của HĐND TP Đà Nẵng và các tuyên bố của UBND huyện Hoàng Sa trong suốt thời gian qua. Thông cáo nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, chiếm hữu và xác lập chủ quyền một cách liên tục, hoà bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận giữa hai nước và khu vực, làm phức tạp tình hình ở khu vực Biển Đông và tổn hại đến các nỗ lực hợp tác giữa các nước. UBND huyện Hoàng Sa kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ ngay lập tức quyết định sai trái trên, chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông Gregory Polling cho rằng những gì Trung Quốc đang làm không khác những hành động mà Trung Quốc đã làm suốt thời gian qua khi tăng dần các tần suất “quấy rối” hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Theo ông, mọi người nghĩ rằng giữa đại dịch toàn cầu cần có một sự yên ổn nhưng Trung Quốc đã không để điều đó đã không xảy ra.

Đáng chú ý, Giáo sư Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc), nhận định, việc Trung Quốc thành lập hai quận mới nhằm “quản lý” hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là đòn phủ đầu hòng đẩy sang một bên các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines. Theo đó, Trung Quốc vừa thành lập hai quận mới nhằm “quản lý” Trường Sa và Hoàng Sa là hành động khiêu khích, phi pháp, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Hành động của Trung Quốc cũng làm xói mòn một cách nghiêm trọng đàm phán giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Hành động của Trung Quốc là phi pháp theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Hoàng Sa thông qua thôn tính bằng vũ lực hồi tháng 1/1974. Luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền đạt được thông qua xâm chiếm. Bên cạnh đó, dự thảo văn bản đơn nhất về đàm phán COC không xác định khu vực nào trên biển Đông sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của COC. Việc Trung Quốc thông báo về các quận hành chính mới ở Trường Sa là đòn phủ đầu để đẩy các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines sang một bên.

RELATED ARTICLES

Tin mới