Friday, October 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ và đồng minh tập trận răn đe các hoạt động phi...

Mỹ và đồng minh tập trận răn đe các hoạt động phi pháp của TQ trên Biển Đông

Tàu hải quân Australia và Mỹ vừa tập trận tại Biển Đông để thể hiện sự “sự ủng hộ đối với hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” và lên án các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc gần đây.

Bộ quốc phòng Australia cho biết, tàu khu trục lớp ANZAC vừa có cuộc tập trận với 3 tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông và đi qua vùng biển đang có tranh chấp trong khu vực. Theo đó, trong giai đoạn tàu tuần dương HMAS Parramatta triển khai tại khu vực Nam và Đông Nam Á nhằm củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực, các lực lượng Australia và Mỹ đã tiến hành tập trận nâng cao năng lực tương tác giữa hải quân hai nước, bao gồm cả việc bổ sung nhiên liệu trên biển, phối hợp các hoạt động trên không, diễn tập hàng hải và diễn tập liên lạc. Bộ quốc phòng Australia cũng khẳng định “Australia đã duy trì một chương trình can dự quốc tế mạnh mẽ với các nước trong và xung quanh khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ”.

Tàu tuần dương HMAS Parramatta là một trong số ba chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Leander cải tiến được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia. Lớp phụ Leander cải tiến đôi khi còn được gọi là lớp “lớp Perth” hoặc “lớp Amphion”, theo cái tên ban đầu của con tàu, HMS Amphion. Nó có trọng lượng choán nước 6.830 tấn, với chiều dài chung 562 foot 3.875 inch (269,72 m), chiều rộng mạn thuyền 56 foot 8 inch (17,27 m) và mớn nước 19 foot 7 inch (5,97 m). Khác biệt chủ yếu so với năm chiếc Leander ban đầu là những chiếc sau này có hệ thống động lực được tách thành hai ngăn kín nước riêng biệt trước và sau (hai turbine hộp số Parsons và hai nồi hơi ống nước Admiralty trong mỗi ngăn động lực), cho phép con tàu vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu một trong hai ngăn bị hư hại. Hệ thống động lực này tạo ra công suất 72.000 mã lực càng (54.000 kW) cho bốn chân vịt, có thể đẩy con tàu lên đến tốc độ tối đa 31,7 hải lý một giờ (58,7 km/h; 36,5 mph). Ở tốc độ tối đa, chiếc tàu tuần dương có thể đi được 1.780 hải lý (3.300 km; 2.050 mi), trong khi ở một vận tốc hiệu quả hơn 22,7 hải lý một giờ (42,0 km/h; 26,1 mph). Vũ khí chính trang bị cho lớp Leander là tám khẩu hải pháo BL 152 mm (6 inch) Mk XXIII bố trí trên bốn tháp pháo nòng đôi. Để phòng thủ ở tầm gần, con tàu được trang bị mười hai súng máy Vickers.50 trên ba bệ bốn nòng cùng mười khẩu súng máy.303 inch Lewis và Vickers. Tám ống phóng ngư lôi 21-inch Mark VII được bố trí trên hai bệ bốn nòng.

Mặc dù chuyên gia quốc phòng cho rằng cuộc tập trận chung với Mỹ có thể đã được lên kế hoạch từ trước đó song việc thể hiện sức mạnh quyền lực được diễn ra đúng thời điểm có quốc gia bày tỏ mối lo ngại trước sự mở rộng của Trung Quốc trong khu vực. Cuộc tập trận ở Biển Đông giữa Australia và Mỹ được công bố vài ngày sau khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện bằng cách thiết lập trái phép hai cơ quan hành chính trên các quần đảo ở Biển Đông; đồng thời khẳng định, bất chấp sự bùng phát của dịch Covid-19, Australia vẫn theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vùng biển chiến lược quan trọng đối với nước này.

Theo Reuters, các tàu của Mỹ và Australia đã hoạt động ở gần tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc và một tàu của Malaysia. Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc hồi cuối tuần qua bị phát hiện đang khảo sát ở gần một tàu của Công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas hoạt động tại Biển Đông. Các chuyên gia về quốc phòng tin rằng sự tham gia của Australia trong cuộc diễn tập này với Mỹ dường như đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra sự kiện vào lúc nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên đưa ra các tuyên bố chỉ trích Australia vì tăng cường hiện diện và can dự vào tranh chấp ở Biển Đông; cho rằng hành động của Australia chỉ khiến căng thẳng gia tăng và không hỗ trợ giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trên thực tế, Australia không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực này có ý nghĩa sống còn đối với Australia, nhất là việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa thương mại qua Biển Đông. Hiện hầu hết các tuyến đường thương mại của Australia đến khu vực Đông Bắc Á, Đông Á đều đi qua Biển Đông. Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott (10/2013) từng nhấn mạnh gần 60% thương mại của Australia đều thông qua Biển Đông. Chính vì vậy, việc hàng hóa, tàu thuyền tự do lưu thông không bị cản trở, kiểm soát ở Biển Đông là một trong những vấn đề được Australia đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, Australia đã đóng vai trò tích cực nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và giao lưu kinh tế cho các tuyến đường thương mại của Australia qua vùng biển này. 

Không những vậy, việc Trung Quốc chiếm đóng, cải tạo phi pháp và trên khai vũ khí trên các thực thể nhân tạo ở Trường Sa, nhất là một số loại tên lửa có khả năng vươn tới một bộ phận lãnh thổ Australia đã đe dọa trực tiếp môi trường hòa bình và ổn định của Australia. Tình hình an ninh khu vực Biển Đông cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động giao thông hàng hải và vận chuyển hàng hóa, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thương mại của Australia. Ngoài ra, khi tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng sẽ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Khi đó, Australia là nước có lợi ích thiết thực ở Biển Đông sẽ bị kéo theo và ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, nhất là hoạt động của hải quân Australia.

Xuất phát từ lợi ích thiết thực của mình, Australia đang ngày càng tăng cường hiện diện và can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Về quan điểm chính thức, Australia tuyên bố sẽ không ủng hộ hoặc liên minh, liên kết với bất kỳ nước nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, khẳng định Australia giữ vai trò trung lập, nhưng kêu gọi các nước liên quan giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực không bị ảnh hưởng, lên án các hành động quân sự hóa trong khu vưc. Về mặt công khai, Australia bày tỏ thái độ trung lập trong vấn đề Biển Đông nhằm tránh gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế Australia vần ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Một mặt thông qua các kênh ngoại giao cùng các diễn đàn quốc tế để tạo áp lực yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động phi pháp ở Biển Đông; mặt khác Australia tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, tích cực tham gia các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới