Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông mùa Covid

Biển Đông mùa Covid

TQ đã lập các trạm chăm sóc sức khỏe tinh thần trên các đảo và rạn san hô ở Đá Vành Khăn, trên biển Đông.“Các trạm chăm sóc sức khỏe tinh thần ra đời để giúp các sĩ quan và binh sĩ giải tỏa sự cô đơn và tăng cường tinh thần chiến đấu” – Bắc Kinh giải thích. Thêm một bằng chứng nữa cho thấy: Bắc Kinh đang hoàn tất chiếm đóng các khu vực tranh chấp với việc hỗ trợ y tế đầy đủ cho binh lính của họ.

Tầu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trên Biển Đông

Hóa ra, TQ còn ngang ngược hơn dư luận nghĩ. Tập trận, thử tên lửa đạn đạo chống hạm, cho máy bay tiêm kích vè vè sát eo biển khiêu khích Đài Loan, chiếu tia laze khiến máy bay do thám của Mỹ suýt “mù”,…đó là chuyện trước, không tính lại.

Ở đây, chỉ tính những việc TQ triển khai, thực hiện trong khoảng 4 tháng gần đây – khoảng thời gian mà TQ đã, đang là ổ dịch Covid-19 đầu tiên, lớn nhất thế giới trước khi nhường thứ hạng khốn khổ ấy cho Italia, các nước Tây Âu và hiện nay là Mỹ.

Liên tục những động thái, thực chất là những hành động, hoặc gây hấn với các nước láng giềng, hoặc nhằm thay đổi tương quan lực lượng trên biển Đông; hoặc nữa, “bình thường hóa” khiến dư luận “quen dần” và cuối cùng, chấp nhận yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của họ.

Cụ thể, Trong lúc thế giới chạy đua kiểm soát đại dịch Covid-19, TQ đã đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nên biết, hai cơ sở nghiên cứu này được xây dựng với tiến độ chóng mặt, ngay thời điểm Vũ Hán đang là tâm dịch, đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), “bao gồm nhiều labo về sinh thái học, địa chất học và môi trường”.

Tất nhiên, cái gọi là “bao gồm” đó là theo Tân Hoa Xã. Còn theo dư luận, đây chỉ có thể là cơ sở phục vụ hoạt động quân sự của TQ, nhất là hoạt động của lực lượng đang đồn trú trên các đảo nhân đạo mà TQ ra sức bồi đắp, mở rộng, xây dựng thành cứ điểm quân sự mạnh trên biển Đông.

Tiếp đó, ngày 2/4, Bắc Kinh cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam khi họ đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của VN, bị TQ dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép năm 1974).

Sau “vụ Cỏ Rong” mà nạn nhân là ngư dân PLP, vụ việc này khiến dư luận quốc tế nổi giận, ngoài VN, Mỹ và một số nước khác cũng đã lên tiếng, biểu thái độ. Thậm chí, ngay cả PLP, một nước có yêu sách chủ quyền trên biển Đông, nhưng cũng là quốc gia chủ trương xoay trục sang TQ, thay vì Mỹ, trong quan hệ đối ngoại, cũng ra mặt phê phán, cho răng, hành động của TQ là vô nhân đạo trong thời điểm VN và các nước đang tập trung chống Covid-19.

Tiếng nói phản đối của cộng đồng quốc tế về vụ đâm chìm tàu cá VN chưa kịp lắng xuống, ngày 18/4/2020, lại thêm một thông tin khiến dư luận choáng váng: Quốc Vụ viện TQ phê chuẩn thành lập cái gọi là “Khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.
Không úp mở, TQ ngang ngược nêu cụ thể:  Khu Tây Sa quản lý các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận. Trung Quốc đặt cái gọi là “chính quyền khu Tây Sa” đóng tại đảo Phú Lâm – cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa; còn “Khu Nam Sa”  “quản lý” các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận, cái gọi là “chính quyền khu Nam Sa” đóng tại Đá Chữ Thập – một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã quân sự hoá gần đây.

Chỉ một ngày sau đó, TQ công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” đặt tên cho 80 thực thể ở biển Đông, xác định thêm kinh độ, vĩ độ của chúng. Trong số này có những điểm nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Những ngày này, khi Malaysia đang hết sức bất bình viêc việc tàu Hải Dương 8, được một tàu hải cảnh hộ tống, sang khi đi vòng vèo một cách đáng ngờ, từ ngày 17/4 đã tái diễn trò bẩn như đã từng làm với VN năm 2019: “khảo sát” một khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia ở giữa khu vực giàn khoan West Capella và bờ biển Malaysia, thì lại có thêm một thông tin mới: TQ đã lập các trạm chăm sóc sức khỏe tinh thần trên các đảo và rạn san hô ở Đá Vành Khăn, trên biển Đông với lời giải thích:“Các trạm chăm sóc sức khỏe tinh thần ra đời để giúp các sĩ quan và binh sĩ giải tỏa sự cô đơn và tăng cường tinh thần chiến đấu”.

Động thái mới mẻ này cho thấy Bắc Kinh đang hoàn tất chiếm đóng các khu vực tranh chấp với việc hỗ trợ y tế đầy đủ cho binh lính của họ.

Khi thông tin này phát ra, đương nhiên là các bên có yêu sách chủ quyền trên biển Đông đều quan tâm, lo ngại.

Tuy nhiên, cay cú nhất là PLP. Bởi, liên quan khu vực này, phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) trong vụ kiện của PLP đối với TQ đã nêu rõ: “…chỉ PLP mới có thể xây đảo nhân tạo ở đó và PLP có độc quyền để khai thác tài nguyên ở đó”.

Căn cứ vào các động thái, hành động hối hả, có tính toán của TQ, có thể đoán rằng: Một khi dịch Covid-19 đang hoành hành, TQ có thể còn có thêm những hành động ngang ngược hơn nữa trên biển Đông. Bởi, chơi với TQ, cần hiểu, người bạn láng giềng khổng lồ chẳng e dè bất cứ điều gì để thỏa lòng tham của họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới