Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChuyên gia Anh: TQ chủ đích đảo ngược luật pháp quốc tế...

Chuyên gia Anh: TQ chủ đích đảo ngược luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Chuyên gia Bill Hayton nhận định, Trung Quốc ngày càng phớt lờ dư luận quốc tế, thực hiện các bước đi gây nguy hiểm cho khu vực.

Trong vòng 1 tháng, Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn ở Biển Đông như đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và ngang nhiên thành lập đơn vị cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) trên Biển Đông.

Trả lời VTC News, ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) nhận định, đây là những “bước phát triển” hết sức nguy hiểm của Trung Quốc đối với an ninh khu vực.

“Bắc Kinh không quan tâm đến chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Việc gia tăng động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông ẩn chứa nhiều hiểm nguy, đe dọa đối với khu vực”, chuyên gia Bill Hayton phân tích.

Ngày 19/4, Trung Quốc tiếp tục ngang ngược tuyên bố cái mà Bắc Kinh gọi là “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo và bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, trong đó có các thực thể nằm ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và các nước ở Biển Đông.

 Ông Bill Hayton cho rằng, Trung Quốc đang đảo ngược luật pháp quốc tế có chủ đích, khi nước này ngang ngược tuyên bố cái mà Bắc Kinh gọi là “tên tiêu chuẩn” các đảo và bãi đá, thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông.
Chuyên gia Anh: Trung Quốc chủ đích đảo ngược luật pháp quốc tế trên Biển Đông - 2

Trung Quốc không biết điều này hay đang cố đảo ngược luật pháp quốc tế một cách có chủ đích?

Chuyên gia Bill Hayton, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh

“Không có quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền với các thực thể chìm dưới biển trừ khi chúng nằm trong phạm vi vùng 12 hải lý. Trung Quốc không biết điều này hay đang cố đảo ngược luật pháp quốc tế một cách có chủ đích?”, ông Bill Hayton nêu vấn đề.

“Trung Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS1982) vốn quy định rõ ràng về những gì mà các quốc gia có thể và không thể tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc đang chống lại UNCLOS khi tuyên bố chủ quyền ở những nơi xa xôi như vậy”, chuyên gia nhấn mạnh.

Chuyên gia Bill Hayton cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hành động phi pháp và khiêu khích ở Biển Đông trong thời gian tới. Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các toan tính trên Biển Đông để thực hiện dã tâm kiểm soát vùng biển này.

“Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bước đi hơn để khẳng định yêu sách lãnh thổ của nước này ở Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách củng cố quyền kiểm soát đối với các khu vực trên biển trong thời gian tới”, chuyên gia nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh nhấn mạnh rằng, các nước nên tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

“Tất cả các quốc gia nên tuân thủ luật pháp quốc tế, khẳng định lợi ích của mình cũng như đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình trong khu vực. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) cung cấp các quy tắc, yêu cầu các nước tuân thủ và thực thi trên thực tế một khi đã cam kết”, ông Bill Hayton cho hay.

Chung quan điểm, tiến sĩ James R. Holmes, chuyên gia về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ (USNW) cho rằng, các động thái mới đây thêm một lần nữa chứng minh Trung Quốc không hề giấu diếm mục tiêu ở Biển Đông. Họ sử dụng nhiều công cụ để đạt được các mục tiêu đó.

“Mục đích của họ (Trung Quốc) như chúng ta đều biết là tìm kiếm, ra yêu sách chủ quyền phi pháp đối với vùng biển, vùng trời và một số thực thể trên đất liền nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra, bao quanh phần lớn Biển Đông. Họ tìm kiếm chủ quyền với cái đích cuối cùng là quyền lực, quyền sở hữu.

Bắc Kinh đang cố gắng áp đặt chủ quyền trong “đường 9 đoạn” mà họ tạo ra, với yêu sách ngang ngược về quyền sở hữu. Bắc Kinh muốn thực thi nó theo ý chí của mình và muốn các quốc gia khác tuân theo”, ông Holmes nhận xét. 

Theo ông James, với nhiều khu vực ở Biển Đông, Trung Quốc tự coi mình có chủ quyền. Vin vào đó để ngang nhiên thực hiện các hành động trái phép như cho phép đánh bắt cá, thu hoạch tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác.

 “Trong trường hợp lần này, Trung Quốc gửi tàu Hải Dương 8 tới thăm dò dưới đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, ông James nhận định.
RELATED ARTICLES

Tin mới